Khái niệm Lục xung

Chia sẻ ngay

Đối với thiên can và địa chi, không chỉ mối quan hệ tương sinh có vai trò quan trọng mà việc hiểu về mối quan hệ xung khắc giữa chúng cũng rất cần thiết. Nó chính là cơ sở cho việc chọn ngày – giờ tốt, chọn đối tác làm ăn theo tuổi…

luc-xung
Mỗi cặp đối nhau trên cung bàn của Tử Vi như trong hình

Lục xung là từ dùng để chỉ hàng địa chi trực xung với nhau. Lục xung được tính dựa vào thuyết âm dương – ngũ hành.

– Tý xung Ngọ
– Sửu xung Mùi
– Dần xung Thân
– Mão xung Dậu
– Thìn xung Tuất
– Tỵ xung Hợi.

Tý – Ngọ xung nhau vì xét theo tính chất âm dương, cả 2 chi đều thuộc dương (các chi cùng thuộc tính thì xung nhau) và theo tính chất sinh – khắc của ngũ hành, Tý thuộc hành Thủy khắc Ngọ thuộc hành Hỏa.

Sửu – Mùi xung nhau vì xét theo tính chất âm dương, cả 2 chi đều thuộc âm.

Dần – Thân xung nhau vì xét theo tính chất âm dương, cả 2 chi đều thuộc dương và theo tính chất của ngũ hành, Thân thuộc hành Kim khắc Dần thuộc hành Mộc.

Mão – Dậu xung nhau vì xét theo tính chất âm dương, cả 2 chi đều thuộc âm và theo tính chất của ngũ hành, Dậu thuộc hành Kim khắc Mão thuộc hành Mộc.

Thìn – Tuất xung nhau vì xét theo tính chất âm dương, cả 2 chi đều thuộc dương.

Tỵ – Hợi xung nhau vì xét theo tính chất âm dương, cả 2 chi đều thuộc âm và Hợi thuộc hành Thủy khắc Tỵ thuộc hành Hỏa.

Để loại bỏ lục xung người ta dựa vào tam hợp hoặc nhị hợp theo phép “tham hợp quên xung” để loại trừ xung khắc. Cụ thể, Tí Ngọ xung, nhưng nếu có thêm địa chi Sửu thì sẽ có sự thay đổi khác, khi đó có sự kết hợp giữa Tí và Sửu theo cách nhị hợp nên không còn sự xung đột với Ngọ. Ví dụ như hai vợ chồng tuổi Tí và Ngọ nếu đẻ con tuổi Sửu sẽ bớt đi sự xung khắc.