Những bí quyết kinh doanh của người Trung Quốc xưa (Phần 1)
Biết địa hình sẽ thắng, chọn địa hình sinh tài
Trong binh pháp có viết: “Địa hình hỗ trợ cho việc binh, biết địch mới mong cầu thắng, tính đến lúc hiểm nguy, xa gần là đạo của người làm tướng. Biết đạo lý đó ắt sẽ thắng, kẻ không biết điều đó ắt thua”. Điều này chứng tỏ địa hình từ xưa rất quan trọng đối với chiến đấu, là người tướng không thể không quan sát địa hình để bày binh bố trận. Thương trường cũng như chiến trường, người chủ kinh doanh cũng giống như đang điều khiển hàng ngàn quân mã. Người tướng có trí tuệ, mưu lược luôn chiếm giữ vị trí địa hình có lợi, cuối cùng mới giành được thắng lợi.
Phạm Lãi – Một nhà mưu lược đầy tài ba thời Xuân Thu chiến quốc là một người như vậy. Với con mắt của nhà chiến lược, ông cho rằng: Đào địa là phần đất trong thiên hạ, thông với các chư hầu, là nơi lý tường để giao dịch hàng hóa. Vì thế ông đã chọn Đào địa làm nơi kinh doanh. Quả nhiên, trong vòng 10 năm tiền ông kiếm được nhiều vô số kể. Cái tên Đào Chu Công được mọi người yêu mến truyền tụng đến ngày nay.
Trong “Sử ký” có ghi chép: Sau khi diệt được nước Triệu, nước Tần tiến hành chính sách di dân. Khi đó có rất nhiều người hối lộ quan lại để không phải di dời đi nơi khác, họ muốn ở lại vùng đất cũ vì sợ phải thay đổi. Duy chỉ có phú thương họ Trác yêu cầu được chuyển đến vùng Văn Sơn xa xôi. Ông nhìn thấy ở đó đất đai phì nhiêu, sản vật phong phú, dân cư sống thanh bình, nồng hậu, họ rất thích buôn bán, thương nghiệp sẽ dễ dàng phát triển.
Mấy năm sau, Trác thị trở thành phú ông gần xa đểu biết tên, quan niệm chọn đất của ông cũng được các thương nhân coi là cẩm nang. Dương Châu – Giang Tô là một nơi giao thông phát triển, vận chuyển bằng đường thủy cũng thuận tiện, hàng hóa phong phú, thương nhân từ các nơi khác đến đây sinh cơ lập nghiệp, có người chỉ từ hai bàn tay trắng mà làm tạo nên gia nghiệp khổng lồ, tiếng tăm lừng lẫy bốn phương.
Hàng rẻ mua vào, hàng lên nhanh chóng bán ra
Phạm Lãi và Bạch Giai – ông tồ nghề thương nghiệp cho rằng hàng rẻ mua vào, tuy quý nhưng rẻ; hàng đắt bán ra, tuy rẻ nhưng quý. Điều này nhấn mạnh người kinh doanh giỏi về cách nắm bắt thời cơ để mua vào bán ra. Lợi nhuận kinh doanh có được từ khoản lãi chênh lệch. Một khi thấy thời cơ đến, bằng mọi giá phải hành động ngay, nếu không sẽ không kiếm được tiền thậm chí còn lỗ vốn.
Thời Ngụy Ván Hầu, người dân chỉ chú trọng nghề nông, thế mà Bạch Giai lại rất vui với điều này. Khi lương thực phong phú, được mùa, ông ta cho người thu mua hết ngũ cốc, bán ra tơ, sơn. Đợi khi tơ tằm được tung ra thị trường, ông ta lại thu mua số lượng lớn, bán hết lương thực. Ỏng từng nói: Người nào làm ăn buôn bán có mưu kế giỏi như Y Doãn và Khương Thái Công, giỏi phán đoán như Tôn Tẫn và Ngô Khởi thì mới có thể nói được làm được.
Có một số người đầu óc của họ không thể ứng phó thời cơ một cách nhanh nhẹn được, lại có người dũng cảm nhưng cứ đâm đầu kinh doanh mà không biết lựa chọn thời cơ, có người lại nhu nhược không kiên định nguyên tắc. Những loại ngưòi như vậy mà đi theo ta học kinh doanh, ta cũng không dạy họ. Những kinh nghiệm và nguyên tắc kinh doanh của Bạch Giai được những nhà kinh doanh đời sau dùng làm cẩm nang. Ông tận dụng hết khả năng mưu lược của mình để kinh doanh và gặt hái được thành công vô cùng vang dội.
Thấy ngắn mà biết tương lai, dự báo sinh tài sinh lộc
Việt Vương Câu Tiễn thời Xuân Thu khi biết được nước Ngô đang bị đại hạn đã ngầm thu mua hết lương thực của nước Ngô. Hai năm sau, nước Ngô thiếu lương thực, nhân dân đói khổ, tiếng than oán hận khắp nơi. Nước Việt nhân cơ hội đó đem quan sang tiêu diệt Ngô, cuối cùng Việt Vương đã thành bá nghiệp, trờ thành một trong ngũ bá thời Xuân Thu.
Điều Việt Vương Câu Tiễn làm ở đây chính là làm một cuộc mua bán lớn. Thứ ông đạt được không phải là vàng bạc châu báu mà có được một đất nước, xưng hùng xưng bá thiên hạ. Đây là một thành công điển hình trong cách vận dụng kinh doanh để làm chính trị.
“Di kiên trí” đã ghi chép: Vào thời Tống, có một lần thành Lâm An bị cháy rất to, cửa hàng của một người họ Bùi cũng bị bắt lửa, nhưng ông ta không vội chạy đi chữa cháy mà sai người cầm ngân lượng ra ngoài thành mua những vật liệu xây dựng như gỗ, tre, ngói…Sau khi lửa đã dược dập tắt, tất cả trờ thành đống đổ nát hoang tàn, thị trường vật liệu xây dựng trở nên khan hiếm. Lúc này người họ Bùi kia nhân thòi cơ tung hàng ra bán, tiền kiếm được gấp hàng chục lần giá trị cửa hàng đã bị cháy kia, đồng thời cùng đáp ứng được nhu cẩu của thị trường và nhân dân.
Hay quan sát, nhạy bén và phán đoán chính xác là khởi nguồn của người kinh doanh giỏi và đó cũng là một trong những năng lực cần phải có của các nhà kinh doanh.
Lợi ít nhưng bán được nhiều
Kế Nhiên – Một nhà lý luận kinh tế thời Tiên Tần đã cho rằng: “Quý thượng cực tắc phản tiện, tiện hạ cực tắc phản quý” (đắt hết mức lại thành rẻ, rẻ hết mức lại thành đắt). Tư Mã Thiên đã nói: “Tham mua 3 đồng, rẻ mua 5 đồng”. Nghĩa là người kinh doanh tham lợi nhuận chỉ có thể lãi được 30% còn người lấy lãi ít nhưng bán được nhiều thì có thế lãi 50%. “Úc li tử” ghi chép: Có ba thương nhân cùng kinh doanh một loại hàng hóa giống nhau trong một chợ, trong đó có một người bán hàng với giá thấp nhất, người mua đông như kiến cỏ, trong một năm đã phát tài. Hai người còn lại không muốn giảm giá, kết quả lợi nhuận không bằng người kia.
Trương Lương – mưu sĩ của Hán Cao Tổ Lưu Bang khi còn nhỏ theo Hoàng Thạch Công học chữ. Ban ngày ông phải đi bán dao kéo, tối về học bài, sau này ông thấy thời gian học không đủ, cần tranh thủ bán hàng xong để về học. Vì vậy ông liền chia dao kéo thành ba loại tiền khác nhau: loại đắt, loại vừa và loại rẻ. Loại đắt giá vẫn không đổi, loại vừa giá rẻ hơn một chinh, loại rẻ giá rẻ hơn hai chinh. Kết quả, chỉ trong vòng nửa ngày số lượng dao kéo bán ra gấp ba lần, tiền kiếm được gấp đôi ngày thường. Vì thế dân gian có câu: “Trương Lương bán dao kéo, hàng đắt rẻ như nhau”.