Cách hóa giải nhà vệ sinh giữa nhà
Theo xu hướng thiết kế chung trong những năm gần đây, nhà vệ sinh trong các chung cư thường hay được đặt ở khu vực giữa cửa nhà hoặc khu vực gần cửa chính (khí khẩu) của căn hộ, có khi nhà vệ sinh có thiết kế cửa nằm đối diện với phòng ngủ chính. Theo nguyên tắc phong thủy, nhà vệ sinh đặt ở khu vực này sẽ khiến ngôi nhà bị uế khí, gây ảnh hưởng đến vận khí, đặc biệt là sức khoẻ của gia đình.
Khu vực trung tâm của ngôi nhà được ví như lá phổi để điều quản không khí sinh hoạt chung của cả gia đình. Vì thế nếu đặt nhà vệ sinh ở khu vực trong phong thủy là điều cấm kỵ, gia chủ rất dễ đau ốm và dễ xảy ra cãi cọ…. Chưa nói đến việc bất tiện trong việc lắp đặt hệ thống cấp thoát nước sẽ buộc phải chạy vòng qua phía dưới các khu sinh hoạt của nhà ở, vừa không tiện lại khó sửa chữa nếu như có sự cố gì. Ngoài ra, cửa phòng vệ sinh rất kỵ xung chiếu (đối diện) với bếp ăn, phòng ngủ và cửa chính. Cửa chính được gọi là “khí khẩu”, là nơi tiếp thu vận khí từ bên ngoài vào trong nhà. Nếu cửa phòng vệ sinh hướng ra cửa chính, những khí tốt và tài lộc của gia chủ sẽ bị cản lại, không khí sinh hoạt gia đình sẽ không được hòa thuận, vui vẻ, dễ xảy ra xung đột, cãi lộn. Nếu đối diện với cửa nhà bếp hoặc chính diện với bếp ăn, sự hôi hám và luồng khí âm từ nhà vệ sinh sẽ “ám” vào thức ăn, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình, bệnh tật , đau ốm liên miên. Phòng vệ sinh mang biểu tượng của Thủy khí, nhà bếp mang biểu tượng của Hỏa khí. Hai phòng này nếu đối diện nhau sẽ gây nên sự xung khắc lớn, gây hao tốn tài của và mang bệnh tật đến cho gia chủ.
Có thể thấy, một bước sai lầm trong việc đặt vị trí của nhà vệ sinh sẽ kéo theo đó không ít tác hại. Nhịp sống mở,con người đã dần dần ý thức trong việc sử dụng nhà vệ sinh không chỉ là nơi dùng để tắm rửa, vệ sinh thông thường nữa, mà thay vào đó là sự trau chuốt , tỉ mỉ từ những chi tiết nhỏ nhất như họa tiết viên gạch lát nền hay đến hình thức của bàn cầu cũng được rất chú trọng, để biến nhà vệ sinh còn trở thành một nơi lý tưởng giúp hòa dịu áp lực cuộc sống, giải phóng thể xác cũng như tinh thần sau một ngày làm việc vất vả. Nhưng nếu thiết kế như ở trên thì vô hình chung đã biến nhà vệ sinh trở thành một nơi gieo “mầm họa”. Vậy khắc phục như thế nào, sửa chữa ra sao mới thuận?
Ắt hẳn việc gia cố lại nhà vệ sinh không phải là việc dễ dàng với mỗi gia đình. Với nhà đã hoàn thiện thì việc thay đổi thiết kế là việc tương đối khó, dễ phát sinh nhiều chi phí và phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của gia chủ. Vậy trong trường hợp nguồn tài chính hạn hẹp, không thể đập đi xây mới lại căn nhà thì không lẽ phải chịu “sống chung với lũ”? Thạch anh bảo bình thủy hóa giải được điều này. Theo nghiên cứu, thạch anh bảo bình thủy được làm từ đá thạch anh dương khí rất mạnh, có tính chất hút âm khí trong nhà vệ sinh hóa giải một phần lớn khí xấu trong nhà vệ sinh giúp cải thiện sức khỏe, gia đạo và tài lộc. Khi sử dùng thạch anh bảo bình thủy nên có chứa nước bên trong để tăng uy lực. Khi khí đá trong bình chuyển màu vàng hoặc xám thì lấy nước sạch lau rửa rồi cho vào vị trí cũ. Chỉ với phương cách đơn giản này, có thể vừa khắc phục và giảm thiểu đáng kể những vận “xấu” do việc thiết kế nhà vệ sinh sai vị trí, đồng thời còn mang lại cho gia đạo thêm nhiều bình an và may mắn.