Làm theo 8 pháp Phật dạy để sống an lạc

Chia sẻ ngay

Sống được làm kiếp người ai cũng mong muốn có được một cuộc sống an lạc. Tuy nhiên không hẳn ai cũng sẽ có cuộc sống như thế mà tất cả dựa vào cách sống của bản thân từ tâm. Và để có một cuộc sống bình an, an lành thì hãy làm theo 8 pháp Phật dạy sống an lạc.

Trong kinh Pháp Cú Phật dạy rằng tâm làm chủ, tâm dẫn đầu các pháp thiện hay ác.

Tâm là người thực hiện những hành vi từ tâm tính của bản thân. Cũng có những người có nhiều hành động xấu nhưng ngược lại có rất nhiều người làm thật nhiều việc tốt đáng khen ngợi. Và tâm chính là việc chủ nhân tạo bao điều họa phúc, là ông chủ ra lệnh cho kẻ đầy tớ trung thành của mình để nói năng và hành động tốt hay xấu.

Đức Phật người đã dạy chúng ta: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp”. Chính là muốn tất cả chúng ta phải dựa vào chính bản thân mình, bởi chính bản thân chúng ta Chúng ta hãy nương tựa chính mình, bởi vì chính ta là người tạo ra việc làm tốt xấu. Rồi gặt hái kết quả khổ đau hay hạnh phúc.

Phật dạy 8 điều an lạc

Cầu nguyện hay mong muốn một điều gì đó trước hình ảnh Đức Phật. Hay thỉnh các vị thầy để cầu bản thân và gia đình người thân được an vui hạnh phúc và phát đạt về mọi mặt là không thể được. Bởi vì sao? Nhân quả là nền tảng của đạo Phật cho nên ta phải tránh làm điều ác, mà hãy siêng năng làm việc lành và giữ tâm ý luôn trong sạch. Vì thế bình an hạnh phúc hay không là dựa vào chính hành động phát từ tâm của bản thân. Lương thiện và điều ác chỉ cách nhau với sợi giây vô hình rất mong manh cho nên hạnh phúc an lành và khổ đau cũng từ đây mà ra.

Làm việc thiện hay công đức cúng đơm chính là sự tích góp để rồi nhận được quả thơm. Ngược lại, nếu chúng ta làm việc ác thì như chúng ta vay nợ người đời, một khoản nợ bắt buộc phải trả. Và cũng chính khoản vay này làm chúng ta mệt mỏi và là gánh nặng cả cuộc đời.

Cho nên như lời Phật đã dạy: Những người người biết gieo trồng phước đức là những người sẽ có cuộc sống an lạc và có cuộc sống an vui hạnh phúc. Vì thoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tại và mai sau.

Bố thí

Bố thí tiếng Phạn là Dàna, có nghĩa là sự cho. Còn theo từ ngữ Hán Việt “bố” là cùng khắp, “thí” là cho. Nghĩa là cho tất cả mọi người và cho đi khắp nơi, không kể gần hay xa, nghèo hay giàu, người thân hay kẻ thù. Và cũng chính vì chúng ta còn phân biệt những điều đó nên ta chỉ bố thí một cách có giới hạn nên không được nhiều lợi ích là thế.

Từ ngữ “bố thí” được người Việt Nam sử dụng với nhiều ý nghĩa như: cho, tặng, biếu, giúp đỡ, chia sẻ…Tất cả đều mang ý nghĩa tốt đẹp của hành động cho.

Giữ giới trong sạch

Vấn đề giữ giới hay không là tùy thuoocj vào bản thân của mỗi người. Mặc dù Phật chỉ cấm tài dâm, nhưng giữa vợ chồng thì cũng phải giữ lẽ, điều độ, biết tiết dục để cho thân được khỏe, tâm được trong sạch nhẹ nhàng.

Thiền tập

Thiền tập là việc mà giúp con người ta tĩnh tâm, thanh lọc đi những khổ đau, hay nhưng phiền muộn do sự tham lam, ích kỷ gây ra.

Thiền ngày nay đã không còn là một khái niệm xa lạ đối với nhiều người. Bước ra ngoài khuôn khổ của sự tu hành, thiền giờ đây được đông đảo mọi người đón nhận và thực tập như một phương pháp để giải tỏa căng thẳng, tìm lại sự an ổn trong tâm hồn.

Hoan hỷ với công đức hay thiện nghiệp do người khác làm

Tại sao Phật lại dạy chúng ta hoan hỷ với công đức hay thiện nghiệp do người khác làm? Chính là muốn chúng ta khi thấy người khác làm việc tốt, có đóng góp lướn cho xã hội thì hãy vui mừng và khen ngợi. Chứ đừng ích kỷ, chê trách hay tỏ vẻ không hài lòng. Bởi sự vui vẻ của chúng ta chính là tiếp thêm động lực để nhiều người làm thật nhiều việc tốt, gắn người với người gắn bó gần gũi hơn và đặc biệt chính là mừng cho thế gian bớt đi một người xấu.

Khiêm tốn

Một trong 8 điều mà Phật dạy đó chính là đức tính khiêm tốn. Bởi đây là một đức tính tốt đẹp của con người, nó thể hiện qua từng lời nói hay cử chỉ và hành động của con người đối với người đối diện một cách thật tâm nhất. Hơn nữa khiêm tốn sẽ giúp chúng ta sống tích cực và làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiệm, uy tín, lòng tin, sự yêu mến. Lâu nay chúng ta vẫn thường khen người khác .

Hồi hướng phước báo mỗi khi làm việc thiện

Bất cứ việc gì cũng không ly được nhân quả, dù là pháp thế gian hay pháp xuất thế gian. Cho nên dù sống thiện hay ác đều có nhân quả về sau mà ai cũng sẽ phải gánh. Căn cứ vào lẽ ấy, mà ta có thể biết hành giả tu tập thiện pháp, trong tương lai quyết phải được phước báo.

Thường xuyên đọc kinh nghe pháp

Kinh là sách ghi lại những lời Phật dạy về giáo dục và đạo đức, là phương cách tu tập để chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau … Cho nên dành thời gian đọc kinh nghe pháp chính là tạo cho bản thân một khoảng không để  trút bớt đi khổ đau, sống một cách nhẹ nhàng, giải tỏa niềm đau.

Hoằng pháp lợi sinh

Hoằng pháp lợi sinh chính là giúp đỡ người khác biết được Phật pháp như mình, tạo điều kiện để mọi người học hỏi đực những lời dạy của Phật để rồi tin cuộc sống có luật nhân quả mà tránh xa những điều ác, điều xấu ở đời. Tích góp phúc đức và làm thật nhiều việc tốt lành, có ích cho bản thân và xã hội…

Trì giới chấp tướng: Trì giới chấp tướng là trì giới với hình thức bên ngoài, nhưng bên trong thì khác, tâm xấu, luôn bị chi phối những dục vọng thấp hèn. Như chúng ta trì giới vì háo thắng để được mọi người khen ngợi, rồi cho mình hơn người nên ta trì giới, và coi thường khinh dễ người phạm giới. Trì giới như thế là giả dối, đánh lừa mình và người khác.

Trì giới không chấp tướng: Trì giới không chấp tướng là vâng theo lời Phật dạy mà tùy theo khả năng phát nguyện gìn giữ, bản thân không vì bất cứ một điều gì? không vì háo thắng, không vì danh lợi, không bị các thế lực hoàn cảnh ép buộc mà làm.

Người Phật tử chân chính có là người có tài thí, pháp thí nhưng nếu không biết gìn giữ giới pháp thì cũng không thể hết phiền não tham sân si được nên những người này cũng không thể thành Phật. Vì người ấy một mặt làm phước để vui chơi hưởng thụ, nên dễ gây nhiều tội lỗi cho người khác.

Ngược lại, người Phật tử chân chính luôn tâm niệm rằng, mình trì giới để có cơ hội sống tốt hơn, giảm bớt những thói hư tật xấu và sẵn sàng giúp đỡ sẻ chia khi gặp người bất hạnh.

Khi mọi hành giả trì giới được thanh tịnh, thì tâm từ bi hỷ sẽ phát sinh làm cho ta biết bao dung và tha thứ. Là người biết đóng góp sẻ chia, và thương yêu trong hiểu biết, luôn coi mọi người là người thân, không thấy ai là kẻ thù, chỉ có người chưa thông cảm với ta mà thôi.

Sự tu sửa cái cốt chính là ở thực hành, ở những hành động của bản thân. Dù chúng ta có thông minh tài trí đến đâu, thâm hiểu giáo lý cao siêu, mà không mang lý thuyết hay những thứ học hỏi được vào thực hành. Thì mọi thứ cũng coi như bị lãng phí một cách vô ích. Tất cả lý thuyết, hay mọi thứ bản thân học hỏi được cũng chính là để phục vụ cho thực hành, hành động cho được tốt hơn.

Chính vì vậy, chúng tôi xin chân thành khuyên nhủ quý Phật tử. Sau khi đã quy hướng Tam bảo làm đệ tử Phật rồi kế đến là chúng ta phát nguyện giữ giới. Từ giữ một giới cho đến khi nào ta giữ được trọn vẹn năm giới, coi như ta đã thành tựu ba phần tư con đường. Phần còn lại sẽ kếp hợp với buông xả và dấn thân hành Bồ tát đạo, đến khi thành Phật viên mãn mới thôi.

Trì giới là tránh không làm hại người khác qua lời nói hay hành động như giết hại, trộm cướp, tà dâm. Hay qua lời nói như nói dối hại người và uống rượu say sưa sử dụng các chất kích thích độc hại như xì ke ma túy, những việc này có thể làm tổn hại mình và người khác. Cho nên cần tránh xa. Ngoài ra giữ giới giúp chúng ta loại bỏ sự căng thẳng, bồn chồn, lo lắng phát sinh từ các hành vi sai trái. Bởi khi chúng ta giết hại, nói dối, lừa đảo hoặc trộm cướp của người khác thì đơn giản cái giá đầu tiên chính là mang tù mang tội. Mặt khác khi làm hại người khác thâm tâm ta cũng không an lạc được, và sau này luật nhân quả chính bản thân mình phải gánh chịu. Không những bản thân phải gánh mà con cháu về sau cũng không thể sống an lạc bởi những việc xấu đời trước đã làm.

Nghe pháp: Khi đến chùa nghe pháp, chúng ta phải chú ý lắng nghe để hiểu được những nội dung. Nhưng trong trường hợp nghe xong mà không hiểu gì hết, thật là uổng công, vô ích biết chừng nào. Chúng ta tu học như thế biết đến bao giờ mới được trí tuệ rộng lớn.

Phật pháp tuy khó nghe, nhưng khi nghe chúng ta cần tập trung để hiểu và đi vào tâm những gì mình đã nghe. Chứ nếu không hiểu, chữ thầy trả thầy thì chúng ta phải sanh tâm hổ thẹn, biết đây là nghiệp chướng sâu dày do nhiều đời không gieo trồng hạt giống trí tuệ, nên bây giờ mới bị lú lẫn, ngu ngô như thế. Biết được như vậy, chúng ta hãy nên thành tâm sám hối, cố gắng siêng năng, tinh tấn học hỏi chuyên cần.

Tại sao có người nghe một hiểu mười, nghe mười hiểu trăm, còn ta nghe xong chẳng hiểu gì hết. Chính là do nhân quả, ta không gieo nhân thông minh trí tuệ, nên phải gánh hậu quả chậm lụt hơn người và kém hiểu biết. Biết được điều đó chúng ta phải gắng hết mình để học hỏi, chăm chỉ hơn để rồi thông suốt lời Phật dạy. Để biết tu sửa bản thân, làm nhiều việc tốt, tích thật nhiều phúc đức để sống an vui.

Kinh Phật thường dạy: Văn, tư, tu khi nghe pháp rồi chúng ta phải suy nghĩ, xem xét tìm ra nguyên nhân tốt xấu, đúng sai để ta bắt đầu tu sửa bản thân, những phiền não tham sân si thành vô lượng trí tuệ và từ bi. Ta không gieo nhân trí tuệ thì làm sao có quả thông minh sáng suốt cho nên biết được điều này mình phải sống và gieo thật nhiều điều tốt để rồi được hái quả ngọt.

Khi đến chùa nghe pháp, chúng ta cố gắng học hiểu rõ ràng nghĩa lý lời Phật dạy, để rồi sau khi ra khỏi chùa thì lời Phật dạy vẫn đọng mãi để rồi mang vào ứng dụng trong thực tế cuộc sống. Nghe học như thế thật sự mới có lợi ích thiết thực và xứng đáng là người Phật tử chân chính.

Phật dạy: Vì lợi ích cho chúng sinh, quý thầy hãy đi khắp nơi, không đi hai người một chỗ để hướng dẫn cho mọi người biết được đạo giác ngộ, giải thoát…Ngài bảo: Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, và nước mắt cùng mặn.

Chúng ta cần phân biệt rõ hai lĩnh vực, một chính là bộ phận chuyên tu, những người chuyên tu hành là những người không bận tâm đến vật chất để tĩnh tâm và an nhiên tại mọi hoàn cảnh. Còn những người hoằng pháp là những người thường ra ngoài xã hội, hướng dẫn giúp đỡ người khác hiểu phật pháp. Có thể nói đây chính là phương tiện truyền thông “dung hợp đạo đời”.

Xã hội ngày nay là xã hội cạnh tranh, đạo Phật không thể an bần lạc đạo như quan niệm khi xưa. Đức Phật không cấm chúng ta làm giàu, mà chỉ cấm chúng ta làm giàu dưới những hình thức vô nhân đạo, làm điều bất chính, làm hại đến những người xung quanh để hưởng lợi. Trong truowngf hợp chúng ta nghèo thì cũng nên giúp đỡ lấy những người bất hạnh hay những kẻ yếu thế hơn mình, để tích góp phúc đưc. Phật tử ngày hôm nay có quyền làm giàu, để có điều kiện đóng góp giúp đỡ xã hội về mọi mặt mà vẫn giữ được đạo tâm trong sáng.

Phật giáo ngày nay nếu biết kết hợp hoằng pháp với các sinh hoạt từ thiện, sẽ đem lại kết quả tốt đẹp cho nhiều người hơn. Mặc dù đói nghèo vẫn kéo dài cứu trợ, giúp đỡ chỉ là giai đoạn nhất thời nhưng ít nhiều cũng là một việc tốt gắn mọi người gần nhau, một người giúp thì ít nhưng cả cộng đồng thì sẽ nhiều hơn.

Chính vì thế, Phật giáo giúp đỡ vật chất để có cơ hội khuyên nhủ mọi người tin sâu nhân quả, thể hiện lòng biết ơn mà cố gắng tránh ác làm lành, được sự quan tâm của chính quyền các cấp tạo công ăn việc làm và vốn liếng để người bất hạnh, vươn lên làm mới lại chính mình bằng tình người trong cuộc sống.

Người Phật tử chân chính, khi tu học có an lạc hạnh phúc, trước tiên khuyên nhủ gia đình người thân có niềm tin sâu sắc về nhân quả. Nhờ vậy họ sẽ tránh xa những việc làm xấu, điều ác để rồi gắng làm thật nhiều điều tốt lành. Rộng ra hơn nữa, chúng ta sẽ hướng dẫn bạn bè, bạn đồng nghiệp cùng bà con xóm giềng và tất cả mọi người xung quanh biết quy hướng về Phật pháp để cùng nhau sống tốt hơn.

Một người biết tu thì gia đình an vui hạnh phúc, cả xóm biết tu thì mọi người sẽ thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, nhiều người cùng tu thì đất nước sẽ giảm bớt tệ nạn xã hội và cùng vui sống với nhau bằng tình thương yêu chân thật.

Tóm lại, tám pháp mà đức Phật đã dạy cho chúng ta vừa có cơ hội hoàn thiện chính mình về nhân cách đạo đức mà còn có điều kiện dấn thân phục vụ tha nhân, nhằm làm giảm bớt nỗi khổ niềm đau, để mọi người sống với nhau bằng trái tim thương yêu và hiểu biết