Tướng người nổi tiếng
Kim Nam Joo là một ví dụ điển hình. Sau khi trải qua quá trình chỉnh góc hàm và càm, cô đã tự tin chia sẻ kinh nghiệm của mình với toàn thế giới. Chẳng biết cuộc sống cô có thay đổi tích cực sau phẫu thuật hay không? Chỉ biết ngành công nghệ giải phẫu thẩm mỹ xứ Hàn đã chọn cô làm khuôn mặt đại diện và thu về hàng triệu đô la một cách chóng vánh.
Tiếp bước đàn chị, kiều nữ Kim Tae Hee cũng không ngại ngần công bố mình đã gọt càm để trở nên duyên dáng và gặt hái thêm nhiều thành công mới trong lĩnh vực giải trí. Điện ảnh Hoa ngữ cũng vinh danh nhan sắc Phạm Băng Băng, sau khi cô đã có ít nhiều can thiệp vào khung xương hàm dưới. Những nhân vật “nổi bật” này ít nhiều cho thấy châu Á đang rất quan tâm đến chỉnh hình cằm, hàm mặt. Vì sao?
Hạ đình trong Nhân tướng học
Tướng học Á Đông chia khuôn mặt làm ba phần: Thượng đình (trán và cung mày), Trung đình (cung mày đến chân cánh mũi) và Hạ đình (xương hàm dưới, gồm cằm và quai hàm) Một số tướng gia thuộc học phái Nhật bản vốn chú trọng đến cốt tướng học nhận xét ba khu vực trên biểu dương cho trung và hậu vận, tức là từ tuổi trung niên về già. Nếu một người sở hữu vùng địa các nảy nở, tròn trịa, sắc thái tươi tắn sẽ có được phần hậu vận tốt tươi, còn ngược lại, người có cằm, nhọn và chĩa ra trước thường cô đơn, khổ cực tuổi ban chiều.
Lấy trường hợp Hoa hậu Hương Giang là một ví dụ. Về mỹ học, khi nhìn trực diện, hai ngạnh hàm của cô không quá nhỏ so với khuôn mặt. Còn lúc nhìn nghiêng, góc hàm không đi xuống quá sâu so với dái tai. Chính vẻ đẹp thanh tú toát ra từ khuôn mặt ôn hòa, người đẹp Hải Dương hứa hẹn sẽ có được một cuộc sống đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần, và sự thành công của con cái về sau.
Một khuôn mặt khác mà vẻ đài cát vẫn chưa hề phôi phai theo thời gian là nghệ sĩ, người mẫu, diễn viên Diễm My. Tuy chị vẫn luôn khiêm tốn tự nhận gương mặt có nhiều chi tiết như mắt, mũi, môi không đẹp, nhưng xét trong tổng thể, thì lại thấy được sự tương tác này khá hợp lý, đặc biệt là chị sở hữu một khuôn mặt trái xoan đầy đặn.
Người sở hữu một sắc diện phương phi, hài hòa thường gia đạo khá yên ổn về mặc hậu vận. Khi nhìn trực diện, dễ nhận thấy có ba dạng chính của cằm: tròn, vuông và nhọn. Nhìn nghiêng, ta cũng dễ phân biệt các hình thái cằm: vát, gồ và thẳng. Đặc biệt, loại cằm tròn thường có dạng cong hình trứng nằm theo trục ngang. Đây là cằm tốt. Ví dụ cho loại cằm này có thể kể đến Lê Khanh, Nguyễn Thị Huyền.
Cằm nhọn thường thẳng xuống hoặc chĩa ra trước, hoặc gồm cả góc hàm chạy xéo chếch lên dái tai như người mẫu – diễn viên Bằng Lăng. Loại cằm này tuy ăn ảnh, đẹp trên sân khấu nhưng xét về nhân tướng học thì hơi vất vả và buồn tẻ. Ông bà xưa thường không thích phụ nữ có loại cằm này vì cho rằng người đó tính tình hay xóc xiểm, hung dữ, thích ăn thua đủ. Loại cằm tròn và vuông thuộc phân khúc cằm nở, tướng số gọi là “tam đình bình đẳng”. Đây là mẫu cằm lý tưởng cho đàn ông.
Người mẫu – diễn viên Quốc Thái là đại diện của kiểu cằm này. Đàn ông có cằm này có thể tin tưởng hợp tác làm ăn, làm bạn. Phụ nữ cằm vuông thường mạnh mẽ, khỏe mạnh, có thể gánh vác giang san, nuôi dạy con cái tốt. Đại diện cho mẫu phụ nữ cằm vuông là nghệ sĩ Trà Giang và diễn viên Thúy Diễm. Kiểu cằm này cũng là kiểu cằm đặc trưng của phụ nữ Trung Quốc, Hàn Quốc. Vì thế, ở hai quốc gia này, tỉ lệ phụ nữ “gọt cằm” khá nhiều vì người ta cho rằng cằm này không thuận lợi công việc. Người nào có cằm này thường sống khẳng khái và không nhiều tham vọng. Họ lựa chọn những con đường bằng phẳng để đi đến thành công.
Nghe có vẻ vô lý nhưng đa phần những người mang cằm này thường cẩn thận chọn đường an toàn để đi đến thành công. Với họ, sống khẳng khái là an toàn nhất.
Riêng loại cằm lép (là cằm bị lép vào trong, không có củ cằm) thì sách xưa ghi lại là “hữu thiên vô địa” (tức trời đất không cân bằng).
Người có cằm lép thì hậu vận cực kỳ cô độc. Diễn viên Trung Quốc Phạm Băng Băng là điển hình của kiểu cằm này (lúc chưa chỉnh sửa hàm, cằm). Loại cằm này khá phổ biến ở châu Á và là nỗi lo lớn của nhiều chị em phụ nữ. Đó cũng là lý do chính khiến phụ nữ châu Á hay đi “độn” cằm. Dựa vào những căn cứ trên, người có cằm nở cân xứng thường nảy sinh tài lộc, và thể hiện cá tính rõ ràng, cương trực đôi khi dẫn tới cực đoan, vừa có lý tưởng nhưng đồng thời cũng hết sức thực tế.
Người có cằm quá vuông phần đông ý chí cao, tuy nhiên nhược điểm cần khắc phục là sự độc đoán cực đoan nếu không nói quá lỳ lợm. Cá tính của người có cằm tròn rất dễ bộc lộ, đa phần phản ánh nét trung thực bên cạnh một đời sống tình cảm phong phú. Người có cằm càng nhỏ, nhọn thường khó thành công ở đời bởi tính tình khắt kỉ, khó gần.
Xu hướng phẫu thuật hàm, cằm
Do xu hướng hiện nay tôn vinh gương mặt trái xoan nên người ta chuộng kiểu cằm không hẳn tròn mà là sự kết hợp giữa tròn và nhọn để cân đối lại sao cho không quá tròn cũng không quá nhọn, đặc biệt là cằm phải nhỉnh ra trước một chút, tạo cho gương mặt có nét kiêu hãnh. Ví dụ như: Lee Young Eae, Kim Tae Hee, Diễm My… Đặc biệt, Diễm My còn được Hội đồng Khoa học Hàn quốc chọn là khuôn mẫu chiếc cằm của diễn viên thập niên 80. Đó là gương mặt thanh thoát, ưa nhìn với người đối diện, dễ gặp thuận lợi trong công việc.
Nhìn chung, cằm vuông có thể được người đối diện chấp nhận nhưng cằm lẹm và nhọn thì dân gian không thích, nhất là các bà mẹ chồng ngày xưa vì cho rằng phụ nữ mang cằm này không vượng phu ích tử, gia đình dễ xào xáo, bất hòa.
Và trên thực tế, đàn ông châu Á ngày nay đã bắt đầu “để ý” đến hình dáng cằm. Vì cằm lẹm quá thì nhìn không phương phi, không mạnh mẽ. Góc hàm nhỏ thì khi nhìn không tạo sự an tâm với người đối diện. Chưa kể, đàn ông thành đạt còn quan tâm con đường thành đạt có đi xuống hay không. Thiếu cằm thì sự thành đạt không bền vững, không lâu dài.
Vì vậy mà giới doanh nhân thường quan tâm đến việc làm cằm hơn. Họ luôn muốn làm cho cằm bạnh ra. Trong khi đàn ông làm cho cằm nở nang, vuông vức, đầy đặn thì phụ nữ có xu hướng làm cằm thon, gọn.