Sự ra đời của 12 con giáp
Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao lại có 12 con giáp chưa? Nếu chưa bạn có thể tham khảo bài biết dưới đây để biết sự ra đời của 12 con giáp.
Sự tích 12 con giáp
Câu chuyện truyền thuyết lâu đời nhất giải thích về sự hình thành của 12 con giáp là kể về một cuộc đua.
Chuyện kể rằng, Ngọc Hoàng thượng đế muốn tìm ra cách để phân định thời gian, nên đã tổ chức một cuộc đua với sự tham gia của những loài thú.
Mười hai con vật đầu tiên vượt qua được dòng sông sẽ được đứng trong lịch hoàng đạo, tính theo thứ tự về đích. Con chuột thức dậy rất sớm và xuất phát vào lúc Mặt Trời mọc, sau đó nó tình cờ gặp ngựa, hổ và trâu lúc trên đường đến dòng sông.
Con chuột rất nhỏ và không bơi giỏi, nó đã nhờ các con khác to lớn hơn giúp đỡ. Nhưng hổ và ngựa từ chối thì trâu tốt bụng đã đồng ý chở chuột qua sông. Khi chúng chuẩn bị sang đến bờ bên kia, thì chuột đã nhảy khỏi lưng trâu và nó về thứ nhất. Sau đó trâu về nhì còn hổ về thứ ba. Còn Thỏ vì quá nhỏ bé để chống lại dòng nước xiết nên nó đã nhảy trên những tảng đá và khúc cây nổi trên sông để về thứ tư.
Về vị trí thứ 5 là rồng, mặc dù nó đã có thể bay thẳng qua sông nhưng đã dừng lại để giúp những con vật khác gặp trên đường đi. Tiếp đến là ngựa, nó đang phi thật nhanh qua sông, nhưng khi gần về đến đích thì có một con rắn lại trườn qua, làm ngựa giật mình dừng lại. Và rắn đã thay vào vị trí của ngựa về thứ 6, còn ngựa thứ 7.
Ngọc Hoàng nhìn ra phía dòng sông, thấy dê, khỉ, gà đang ở trên một chiếc bè và cùng nhau đẩy để thoát khỏi đám rong rêu. Tới khi chúng sang được bờ bên kia thì cả ba lại quyết định nhường vị trí thứ tám cho dê, con vật hiền nhất trong nhóm. Sau tiếp đó mới tới khỉ và gà. Vị trí thứ 11 là chó, nó đang cố gắng bò lên bờ sông. Chó là một tay bơi cừ, nhưng vì mải chơi đùa dưới nước nên đã về đích ở vị trí gần cuối. Vị trí cuối cùng thuộc về lợn vì nó đói quá nên đã dừng lại để ăn và ngủ một giấc ngắn trước khi bì bõm lội qua sông để về đích.
Cuộc đua trên được xem như quyết định những con vật nào được thờ trong lịch Hoàng đạo của Trung Hoa. Sau đó hệ thống này trở nên phổ biến khắp châu Á, ở một số nước đã cải biến vài nét cho phù hợp văn hóa của họ. Như khi xem lịch Hoàng Đạo của Việt Nam, chúng ta thấy con mèo thay thế cho vị trí của thỏ. Còn ở đất nước Thái Lan, một con rắn thần tên Naga sẽ thay thế rồng.
Nguồn gốc của 12 con Giáp
Nhiều người vẫn lầm tưởng là 12 con giáp có nguồn gốc từ Trung Hoa. Tuy nhiên, trong một công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Việt cổ – nhà nghiên cứu ngôn ngữ học của Nguyễn Cung Thông thì phát hiện ra nguồn gốc 12 con giáp từ Việt Nam.
Trong văn hóa Phương Đông, lịch được xác định theo chu kỳ của Mặt trăng. Như vậy, 12 con giáp ứng với 12 giờ trong ngày, 12 tháng trong năm, 12 năm trong một giáp. Đây nền tảng để tính lịch và là dấu hiệu để nhận đoán về số mệnh của từng người theo cung Hoàng Đạo.
Trong lịch sử, Việt Nam và Trung Quốc có thời gian giao lưu văn hoá khoảng 2000 năm. Những đợt giao lưu văn hóa khiến cho dấu hiệu nhận biết nét riêng của từng dân tộc rất khó khăn. Thêm vào đó, các tài liệu từ thời xưa không còn nhiều, nếu có thì trong kho thư tịch Hán cổ, lại khiến cho việc nghiên cứu càng phức tạp. Do đó nhà nghiên cứu ngôn ngữ Nguyễn Cung Thông đã đi tìm cho bằng được những bí ẩn ngôn ngữ của tổ tiên.
Nguyễn Cung Thông bắt đầu việc nghiên cứu tiếng Việt vào những năm đầu thập niên 1970 tại nước Australia. Trong một lần nghiên cứu về nguồn gốc 12 con giáp, ông đã phát hiện ra một số từ Việt cổ mà người Việt đã dùng để chỉ về 12 con giáp có nguồn gốc lâu đời trước khi 12 con giáp xuất hiện ở Trung Hoa.
Thoạt nhìn thì 12 con giáp trên có vẻ bắt nguồn từ Trung Quốc vì là những từ Hán Việt. Nhưng khi phân tách các tiếng Việt, và thấy có những khác lạ. Theo tiếng Bắc Kinh tên 12 con giáp đọc và bằng cách ghi theo phiên âm (pinyin): zi, chou, yín, măo, chén, sì, wè, wèi, shèn, yòu, xù, hài. Như vậy hoàn toàn không liên hệ đến cách gọi tên 12 con giáp trong tiếng Trung Quốc hiện nay. Cho dù phục hồi âm Trung Quốc thời Thượng Cổ thì vẫn không có sự tương đồng với các cách gọi tên động vật thời trước. Một dân tộc nào đó dùng tên 12 con tương tự như tên 12 con giáp ngày nay thì dân tộc đó phải có liên hệ rất khăng khít với nguồn gốc tên 12 con giáp này.
Trước đó đã có nhiều công trình nghiên cứu cố gắng chứng minh văn hóa Trung Quốc có xuất phát từ văn hóa Việt Nam. Các cuốn sách đều cho thấy chiều vay mượn văn hóa là từ phương Nam vào thời thượng cổ, chứ không phải là từ Bắc xuống Nam. Tuy nhiên chưa có tác giả nào đề cập đến nguồn gốc tên 12 con giáp, và cũng như ít dùng cấu trúc của chữ Hán, Hán cổ cùng các biến âm trong cách lý giải.
Với sự phát hiện mới này đã chứng minh cho sự phát triển của người Việt xưa trong cách tính lịch và đã làm nên nền văn minh lúa nước rực rỡ ở Nam Đông Nam Á.
Cách tính giờ liên quan đến tập tính của 12 con giáp:
Giờ Tý (23-1 giờ): Thời gian này chuột đang hoạt động mạnh.
Giờ Sửu (1-3 giờ): Thời gian trâu đang nhai lại, chuẩn bị đi cày.
Giờ Dần (3-5 giờ): Thời gian này hổ hung hãn nhất.
Giờ Mão (5-7 giờ): Việt Nam gọi mèo, còn Trung Quốc gọi là thỏ, Thời gian trăng (thỏ ngọc) vẫn còn chiếu sáng.
Giờ Thìn (7-9 giờ): Thời gian đàn rồng quây mưa (quần long hành vũ). Rồng chỉ là con vật do con người tưởng tượng ra, và nó không có thực.
Giờ Tỵ (9-11 giờ): Thời gian rắn không hại người.
Giờ Ngọ (11-13 giờ): Thời gian ngựa có dương tính cao.
Giờ Mùi (13-15 giờ): Thời gian dê ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại.
Giờ Thân (15-17 giờ): Thời gian khỉ thích hú.
Giờ Dậu (17-19 giờ): Thời gian gà bắt đầu lên chuồng.
Giờ Tuất (19-21 giờ): Thời gian chó phải tỉnh táo để trông nhà.
Giờ Hợi (21-23 giờ): Thời gian lợn ngủ say nhất.