So sánh Âm Dương lịch

Chia sẻ ngay

Trái đất quay xung quanh mặt trời 1 vòng trải qua một thời gian 365 ngày 6 giờ, 9 phút, 9 giây. Từ điểm Xuân phân năm trước đến điểm Xuân phân năm sau phải trải qua 365 ngày 5 giờ, 48 phút, 46 giây. Thời gian đó được gọi là “Tuế thực”, tức là một năm tròn. Như vậy điểm Xuân phân dần dẩn chếch về phía Tây mỗi năm một ít, cho nên thời gian “Tuế thực” ngắn hơn 20 phút 23 giây so với vòng quay trái đất quanh mặt trời nói trên, số chênh lệch đó gọi là “Tuế sai”.

tet-am-lich-nam-2013-la-ngay-nao

Vì một năm không thể tính số giờ lẻ dôi ra, phải lấy số chẵn là một năm 365 ngày. Mỗi năm phải dôi ra 5 giờ 48 phút 46 giây. Dồn lại 4 năm số dư đủ một ngày đêm, cho nên qua 3 năm thường phải có một năm nhuận, năm nhuận đó là 366 ngày. Nhưng số dư 4 năm mới chỉ có 23 giờ 15 phút, 4 giây. Còn hụt mất 44 phút 56 giây. Dồn 25 lần nhuận hụt khoảng 3/4 ngày cho nên tròn 100 năm phải bớt đi một lần nhuận, cho nên năm tròn trăm (có 2 số 00 ỏ sau) không nhuận. Cứ 400 năm bớt đi 3 lần nhuận.Tính bình quân mỗi năm có 365 ngày 5 giờ 49 phút 12 giây, thì sau 3.000 năm có sai 1 ngày. Để tiện cho việc xếp lịch, thì năm dương lịch nào mà 2 số cuối chia hết cho 4 tức là năm nhuận, riêng năm tròn thế kỷ không nhuận. Khi đếm số thế kỷ (nghĩa là 2 số trên số 00 cũng chia hết cho 4 thì năm đó cũng là năm nhuận. Thí dụ năm 1700, 1800, 1900 không nhuận đến năm 2000 có nhuận.

Cách tính âm lịch chia năm vẫn giống nhau với dương lịch, nhưng cách tính tháng có khác. Năm tháng dương lịch không liên quan đến hối, sóc, huyền, vọng, cho nên định hẳn được số ngày từng tháng (Hồi: ngày cuối tháng âm, Sóc: ngày đầu tháng tức mồng 1 âm, Vọng: ngày rằm, Huyền có Thượng Huyền và Hạ Huyền, Huyền (nghĩa là treo): Mặt trăng khuyết phía dưới gọi là Thượng Huyền, khuyết phía trên gọi là Hạ Huyền).

Tháng âm lịch phải lấy ngày nhật nguyệt hợp sóc làm đầu (tức là ngày mặt trời, mặt trăng và trái đất trên trục đường thẳng) hai lần hợp sóc cách nhau 29 ngày rưỡi, cho nên tháng âm lịch đủ là 30 ngày thiếu là 29 ngày. Vì cách tính tháng khác nhau thì tính năm sẽ khác đi. Năm âm lịch bắt đầu vào ngày Sóc kề với tiết Lập xuân. Trong 1 năm không thể tính số lẻ của tháng. Nhưng gộp 12 số lẻ chỉ được 354 ngày coi là 1 năm. Sai với số “Tuế thực” là khoảng 11 ngày, dồn 3 năm thì dôi ra 33 ngày, cho nên qua 3 năm phải nhuận 1 tháng, dồn 2 năm nữa dôi ra 25 ngày phải nhuận một tháng nữa. Tính bình quân 19 năm có 7 tháng nhuận. Trong mỗi tháng bình thường có 1 ngày tiết và 1 ngày khí. Số ngày của mỗi tiết khí bình quân là 30 ngày i 4/10 ngày = 30,4 ngày. Số ngày của tháng âm lịch có 29 ngày rưỡi, cho nên sau 2, 3 năm sẽ có 1 tháng chỉ có ngày tiết không có ngày khí, thì dùng tháng đó làm tháng nhuận.

Riêng nông lịch hay còn gọi là Hạ lịch (lịch ban ra từ thời nhà Hạ) tức là lịch tính theo 24 tiết, lại rất khớp với dưong lịch. Cứ sau tiết Đông chí 10 ngày là mồng 1/1 dương lịch, sở dĩ chênh lệch với dương lịch 1 ngày vì 24 tiết không có nhuận ngày mà dương lịch cứ 4 năm có 1 ngày nhuận.