Mười hai con giáp và văn hóa
Mười hai con giáp là nội dung quý giá trong kho tàng văn hóa phỏng sinh học Trung Quốc.
Những câu thành ngữ, câu nói vui, truyện ngụ ngôn và truyện thần thoại có nguồn gốc từ mười hai con giáp đã làm phong phú thêm kho tàng văn học, ngôn ngữ của Trung Quốc.
1. Rồng:
Văn hoá rồng đã trở thành một trong những nội dung quan trọng trong nền văn hoá truyền thống Trung Quốc. Điệu múa rồng phấn chấn, hoành tráng, bức tranh rồng rực rỡ sáng đẹp và bức tượng rồng bay đều là kho tàng quý báu của văn hoá rồng. Hàng trăm nghìn ngày nay, có không ít những câu truyện thần thoại, ngụ ngôn, những chuyện thú vị bắt nguồn từ rồng. Đại bộ phận những truyện này đều ca ngợi tính cách của rồng, cũng có chuyện là sự gửi gắm vào hình tượng Rồng, chẳng hạn như: mượn Rồng trừ ma quỷ, khấn Rồng cầu mưa, mượn Rồng để trả ơn, chinh phục Rồng ác, cầu Rồng trừ tà ma. Truyền thuyết “Cá chép vượt cửa rồng” luôn luôn cổ vũ những người có chí nóng lòng muốn thử thách dù ở thời đại nào, cuốn “Cưỡi Rồng lên trời” lại kích thích tinh thần vươn lên của con người.
Những thành ngữ bắt nguồn từ Rồng cũng làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học của Trung Quốc, chẳng hạn như: rồng cuốn hổ chồm, rồng cuộn phượng bay, khỏe như rồng như hổ, rồng bay phượng múa, đầm rồng hang hổ, tinh thần long mã… đều là những thành ngữ thường dùng đủ thấy ảnh hưởng của văn hóa rồng đối với văn hóa Trung Quốc.
2. Hổ:
Hổ có đáng vẻ uy vũ khiến người ta khiếp sợ nên hổ tượng trưng cho sự trấn áp như: nói đến cọp là tái cả mặt, cưỡi trên lưng cọp, thoát khỏi miệng hùm, rồng hàng phục hổ. “Hổ ngồi rồng cuộn” chỉ người anh tài sáng suốt, “Mắt nhìn thèm thuồng như hổ đói, đầu hổ đuôi rắn, mình hổ thân gấu”. Những câu này đều chỉ đặc tính của hổ. Vì vậy người xưa thường dùng hổ để trừ ma tránh tà.
3. Rắn:
Trong các biểu tượng thi rắn là con vật thiêng rất được sùng bái. Từ thời Tam hoàng Ngũ đế mình rắn luôn được dùng để tượng trưng cho thần uy. Những câu chuyện thần thoại về rắn rất phong phú, muôn hình, muôn vẻ
Có rất nhiều thành ngữ nói về rắn như: vẽ rắn thêm chân, nhìn bóng cung trong chén rượu tưởng là rắn…
Tuy trong thời cổ đại rắn thường được ví với con vật thiêng gây khiếp sợ nhưng trong văn học thì thường được dùng với nghĩa xấu như: đầu hổ đuôi rắn, biến thành rồng lên trời biến thành rắn luồn qua cỏ, rồng rắn lẫn lộn, độc ác như rắn…
4. Ngựa:
Ngựa tượng trưng cho sự mừng vui phơi phới, khí thế bừng bừng, ngựa có quan hệ mật thiết với cuộc sống nhân dân Trung Quốc. Người Trung Quốc thích khí chất của ngựa, sự gánh vác của ngựa, hình tượng ngựa. Ở Trung Quốc đã xuất hiện rất nhiều kiệt tác hội họa, điêu khắc mô tả về ngựa. Tranh ngựa của Tư Bi Hồng nổi tiếng khắp Trung Quốc và thế giới.
Các thành ngữ nói về ngựa rất nhiều: kìm ngựa trước vực thẳm, một con ngựa làm hại cả đàn, cưỡi ngựa xem hoa, chỉ hươu thành ngựa, không phải lừa cũng chẳng phải ngựa, ngựa già biết đường, thiên quân vạn mã, ngựa xe như nước… Thành ngữ về ngựa quả là vô cùng phong phú.
5. Trâu:
Ngoài việc là biểu tượng được sùng bái thời cổ, trâu còn liên quan mật thiết đến cuộc sống của nhân dân Trung Quốc, trâu có đặc tính cần cù chịu khó, chịu mệt nhọc, trung hậu. Những bức tranh trâu, tượng trâu đều lấp lánh màu sắc văn hóa nghệ thuật. Trong Di Hòa Viên ở Bắc Kinh có bức tượng trâu bằng đồng rất nổi tiếng. Ai cũng biết câu chuyện thần thoại đẹp “Ngưu lang chức nữ” thật rung động lòng người. Tính khiêm nhường trong cuộc sống, âm thầm dâng hiến của trâu tạo nên điều cốt lõi trong văn hóa về trâu. Những thành ngữ, câu nói về trâu có rất nhiều, như: đầu trâu mặt ngựa, đầu trâu không đi với mõm ngựa dùng dao mổ trâu cắt tiết gà, sức chín trâu hai hổ, nhiều như lông trên mình trâu. ..
6. Dê:
Dê có quan hệ rất mật thiết tới đời sống nhân dân vùng đồi núi. Phỏng sinh học về dê chủ yếu mô tả đặc điểm ôn hòa, hiền lành của nó. Ví dụ như: yếu như con cừu (dê), dê non lạc đường… Những thành ngữ về dê rất nhiều: mất dê mới lo làm chuồng, treo đầu dê bán thịt chó, mỹ tửu Dương Cao, đường kỳ sơn mất dê…
7. Mèo:
Từ rất sớm trong lịch sử, mèo đã là vật nuôi thân thiết của con người. Mèo tượng trưng cho sự dịu dàng, hòa bình bình yên, nhanh nhẹn, khôn khéo, nhưng cũng rất kiên cường khi cần bảo vệ lãnh thổ của mình.
Tranh ảnh, tượng về mèo rất phong phú đa dạng mang đậm sắc thái nghệ thuật đẹp đẽ. Trang văn học dân gian có rất nhiều câu chuyện về loài mèo. Con mèo mày trèo cây cau…
8. Khỉ:
Khỉ thông minh, nhanh nhẹn, giỏi bắt chước. Vì vậy, phỏng sinh học về khỉ chủ yếu là nhân mạnh đặc điểm nhanh nhạy. Ví dụ: tinh nhanh như khỉ, khỉ bốc ngô, Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, Tôn Ngộ Không lộn nhào, khỉ ngồi cáng tre. Ngoài ra, còn có câu: cây đổ thì đàn khỉ cũng tan.
9. Chó:
Chó là loài được con người thuần dưỡng đầu tiên. Chó làm được nhiều việc như: giữ nhà, đi săn nhất là tấm lòng trung thành với chủ. Nhưng trong văn học, chó lại thường bị dùng với nghĩa xấu, ví dụ như: chó cậy gần nhà, chó là đồ vô tích sự, chó nhà có tang, chó không bỏ được thói ăn phân, chó dại cắn người… Thành ngữ về chó có những câu như: chó cùng rứt giậu, chó ghẻ, chó săn, chửi gà mắng chó, trộm gà bắt chó… Tuy những câu này đối với chó là không công bằng song chúng lại có tác dụng làm phong phú ngôn ngữ Trung Quốc.
10. Lợn:
Nói đến phỏng sinh học về lợn, không thể không nói đến kiệt tác “Tây Du ký” của Ngô Thừa Ân, ông đã khắc họa đậm nét và rất thành công tính cách tham ăn, lười biếng nhưng rất thật thà đáng yêu của nhân vật Trư Bát Giới. Cũng chịu ảnh hưởng từ đó, lợn trở thành từ để chỉ loài vật tham ăn, lười biếng. Những câu nói bỏ lửng về lợn cũng rất thú vị như: Trư Bát Giới soi gương (trong ngoài đều không phải là người), Trư Bát Giới ăn quả nhân sâm (thực bất chi kỳ vị), Trư Bát Giới cài hoa (không tự thấy xấu mặt), Trư Bát Giới múa đinh ba.
11. Gà:
Gà là vật quý của nhà nông, có mối quan hệ mật thiết với đời sống con người, là đồng hồ tự nhiên của nhà nông. Từ thời cổ nhà nông đã nghe tiếng gà gáy báo sáng để dậy làm việc, đến khi gà lên chuồng mới nghỉ công việc. Thành ngữ về gà cũng rất nhiều, như: Lông gà vỏ tỏi, gà bay trứng vỡ, gà bay chó nhảy, gà chó không yên, da gà lông ngỗng, gà nhúng nước …
12. Chuột:
Truyền thuyết kể rằng chuột vốn không có tên trong mười hai con giáp, đáng ra là mèo, nhưng một lần đức Phật Như Lai triệu tập mười hai con vật đến, vì mèo đến chậm nên chuột thừa cơ đứng lên trước thế là thành ra đứng đầu mười hai con giáp. Chuột nhanh nhẹn, giảo hoạt, có khả năng thích ứng cao, hay ăn vụng, tầm nhìn lại hạn hẹp nên những câu nói về chuột đều có nghĩa xấu. Ví dụ: “Rồng sinh rồng, phượng sinh phượng, chuột sinh con để đào hang đất”, “Phân một con chuột làm hỏng cả nồi canh”, “Mèo khóc chuột” (giả từ bi), “Tầm nhìn hạn hẹp như chuột”, “Gan bé như gan chuột”, “ôm đầu mà lủi như chuột”…
Tóm lại, văn hóa phỏng sinh mười hai con giáp có nội dung rất phong phú, có ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa, phong tục, luân lý tín ngưỡng của người Trung Quốc và có đóng góp nhiều vào việc làm phong phú thêm ngôn ngữ của Trung Quốc.