Âm lịch, Dương lịch Việt Nam
Lịch Việt Nam rất phong phú. Chưa kể các thứ lịch dân tộc thiểu số, đếm thài gian theo trăng và hoa rừng, theo mùa mưa và tiếng chim hót, ăn tết và vui lễ hội khác; chưa tính các loại lịch tôn giáo như lịch Phật, âm lịch riêng của đạo Ki-tô; thì chúng ta vẫn còn có nhiều loại lịch khác nhau: lịch thời châm cứu, dược lý thời khắc, lịch nông nghiệp, lịch thủy triều, lịch thiên văn, lịch hàng hải, lịch tuần lễ.v.v… Về cơ bản, có hai loại lịch chính: dương lịch và âm lịch.
Dương lịch xem trong âm lịch là Lịch tiết khí. Tiết khí quy định tháng nhuận trong âm lịch, theo quy ước của lịch pháp. Đến nay, vẫn còn có nhiều người lầm tưởng nhuận tháng hai thì rét, nhuận tháng năm thì nóng, nhuận tháng tám thì đói. Tháng nhuận âm lịch không phản ánh thời tiết, chỉ ảnh hưởng đến thời gian ăn Tết Nguyên đán vào trước hay sau tiết Lập xuân. Mà tiết Lập xuân luôn luôn vào đầu tháng hai dương lịch. Thí dụ: Năm Ngọ, Tết ta đến trước Lập xuân 9 ngày, thì sang năm Mùi, âm lịch nhuận tháng năm, Tết ta sẽ đến sau Lập xuân 10 ngày. Tết Tân Mùi vào ngày 15/2/1991. Vì thế, vụ cấy lúa có năm xong trước Tết, có năm sau Tết. Bởi vì nông vụ phụ thuộc vào tiết khí. Mà các tiết khí là theo dương lịch, về tiết khí, có bốn ngày dương lịch cơ bản: Xuân phân: 21-3, Thu phân: 23-9, Hạ chí: 22-6, Đông chí: 22-12 (GIỜ GMT). Nhà nước ta lấy dương lịch Gơ-rê-goa làm công lịch, bởi vì nó thuận tiện trong giao dịch quốc tế, và phản ánh được chu kỳ thời tiết.
Giữa năm thường và năm nhuận, dương lịch chỉ chênh nhau có một ngày; còn năm âm lịch thì chênh nhau cả tháng (từ 354 ngày đến 385 ngày). Vì thế năm âm lịch không thể lấy làm năm kế hoạch công nghiệp, ít ai để ý, khỉ tính tuổi, có tuổi dài, tuổi ngắn, nếu theo âm lịch. Tuy nhiên, âm lịch nước ta còn được dùng rộng rãi trong sinh hoạt của nhân dân. Trước hết là để tính ngày Tết, rổỉ ngày lễ hội, ngày giỗ, ngày chợ phiên, ngày rằm và kèm theo nhiều điều mê tín về tướng số, bói toán, ngày lành tháng tốt, sao trực trong lịch chiếu lành dữ (cát hay hung)…
Lịch can chi Á Đông gắn liền với thuyết âm dương ngũ hành, thiên can, địa chì, nhị thập bát tú, ngũ sắc, tứ phương và tứ quý… Tổ hợp những yếu tố này tạo nên một tâm lý sâu sắc, phản ánh nhận thức cổ truyền của người phương Đông: con người là tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ…
... Nghiên cứu nhịp điệu vũ trụ có tính chu kỳ, người ta thấy có nhiều nhịp dạng sóng, tuần hoàn với các chu kỳ khác nhau, khá phù hợp với các chu trình lịch. Thí dụ: chu kỳ vết đen hoạt động mặt trời khoảng 11,7 năm, gần một giáp (12 năm). Chu kỳ biến thiên thế kỷ chừng 60 năm, gần với một chu kỳ trong Hội lịch. Chu kỳ tự quay của mặt trời gần 27 ngày đêm, của mặt trăng với trái đất là 29,53 ngày, tạo nên con số trung bình là 28 ngày.
Có người gọi đây là con số chu kỳ tình cảm… Hoạt động của mặt trời, mặt trăng và bên trong trái đất ảnh hưởng quyết định đến từ trường, trường hấp dẫn, cũng như các chu kỳ thời tiết, khí hậu, sinh quyển trên trái đất. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi ở mặt đất như bão từ, rối loạn sóng vô tuyến, động đất, dông bão, thủy triều, kể cả dịch bệnh hay quy luật được mùa, mất mùa…
Theo những số liệu gần đây nhất, người ta còn phát hiện thấy mặt trăng ngày càng rời xa trái đất, còn trái đất tự quay quanh trục chậm dần. Năm Xuân phân và năm Thu phân đều có độ dài khác nhau. Tất cả những thông số của nhịp điệu vũ trụ cần được tính đến khi làm lịch.
Tóm lại, âm dương lịch Việt Nam là một loại lịch độc đáo và phong phú. Muốn có bảng đối chiếu chính xác với dương lịch cẩn biết rõ lịch sử Việt Nam và lịch pháp từng thời kỳ. Nếu chỉ lấy bảng Trung – Tây lịch để đối chiếu thì không đúng bởi vì Trung lịch là lịch của Trung Quốc, chứ chưa phải là lịch Việt Nam. Lịch Việt Nam phải phù hợp với Việt Nam; theo cách nghĩ của người Việt Nam, theo múi giờ Việt Nam, thời khí Việt Nam và văn hoá Việt Nam. Đồng thời lịch Việt Nam cũng hoà hợp với lịch các nước Đông Á, Nam Á và tiếp thu được văn minh trong công lịch quốc tế.