Cách xem quẻ chân gà chọi dự báo điềm tốt xấu?
Theo phong tục tập quán của người Việt xưa, mỗi Tết vào mùng 3 sẽ có tục cúng gà hóa vàng. Với mục đích tiễn ông bà tổ tiên về cõi âm sau mấy ngày ăn Tết. Nhiều gia đình có tục xem chân gà cúng. Tuy thế, cách xem chân gà tốt xấu ra sao cho chuẩn không phải ai cũng biết. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách xem chân gà đúng nhất.
Nội dung
- 1 Tục coi quẻ chân gà đầu năm
- 2 Cách xem bói chân gà chọi
- 2.1 Tứ hỷ cách
- 2.2 Kê ba cách
- 2.3 Phù cái cách
- 2.4 Ủ cái cách
- 2.5 Tinh cái cách
- 2.6 Nội náu cách
- 2.7 Nội ngăn cách
- 2.8 Ngoại dương cách
- 2.9 Bổng cun cách
- 2.10 Liệp cun cách
- 2.11 Ngôi cái cách
- 2.12 Nội nghịch cáu cách
- 2.13 Ngoại quá cách
- 2.14 Máy động cách
- 2.15 Động đẵn cách
- 2.16 Ngoại hơn tứ cách
- 2.17 Đề cái cách
- 2.18 Thức hầu cách
- 2.19 Vãn nội cách
Tục coi quẻ chân gà đầu năm
Nguồn gốc coi chân gà cúng đầu năm đã xuất hiện từ rất lâu. Nó là một phong tục có nguồn gốc từ Kinh dịch, nhưng đúng nhất là xem về gia trạch, mồ mả của tổ tiên. Tuy nhiên, nhiều người nói rằng, muốn xem linh, đúng thì người xem cần có một lòng thành tâm, tâm phải chân thành. Con gà phải là vật cúng tế được gia đình nuôi tại nhà ít nhất 3 ngày để ngấm đủ âm dương địa khí của gia chủ.
Theo phong tục tập quán, thì ngày mùng 3 Tết có tục cúng gà hóa vàng tiễn ông bà sau 3 ngày về nhà ăn Tết. Nhưng cúng ở tại gia hay cúng tại đền đình (nơi thở các Thần Thánh), chứ cúng ở chùa thì không. Vì chùa chỉ nhận cúng chay thôi. Tuy nhiên ở miền Bắc cũng có nhiều chùa thờ “Tiền Phật hậu Thánh”.
Nhưng ở miền Trung lại có tục cúng gà vào mùng 9 Tết để xem cát hung cả năm sắp đến. Hằng năm, ở miền Trung xứ Quảng cứ sau 3 ngày tết, nhiều nhà lại chuẩn bị cho lễ cúng đầu năm (lễ cúng gà mùng 9). Hiện nay, tập tục này vẫn còn lưu truyền. Xem giò gà đầu năm là một phong tục có từ lâu đời. Cả nhà giàu, nhà nghèo ngày đầu năm đều chọn con gà trống mới lớn (còn gọi là gà giò) để làm thịt cúng, sau mang bộ giò đi nhờ thầy coi để biết “kiết hung” trong năm mới.
Phẩm vật cúng mùng 9 cũng đơn giản gồm ”hương đăng hoa trà quả”, song các món cúng ít hơn. Tuy vậy đáng chú ý là cúng mùng 9, nhất thiết phải có con gà trống choai, khoảng 4 – 5 lạng với những tiêu chí chọn hơi khắt khe nhưng cần phải đáp ứng.
Cách chọn gà cúng mùng 9 là gà chưa đạp mái cũng như chưa biết gáy. Gà giò phải có màu vàng tươi và đuôi không được ngắn. Màu sắc toàn thân một màu hung thì rất tốt.
Bên cạnh đó khâu tiến hành làm gà cũng được chú ý thận trọng. Gà phải được cắt huyết cẩn thận, luộc gà vừa chín, bộ giò không bị nứt nẻ. Giò phải sáng lên vàng tươi, giống nét chữ thếp vàng trên mặt liễn gỗ. Khi lên mâm, gà nằm gọn trong chiếc đĩa kiểu, cổ tréo vào cánh, đầu ngẩng cao, mỏ ngậm một bông phượng, trông rất oai phong.
Khi làm thủ tục cúng xong, bạn nên xem bộ giò gà của nhà mình cúng. Mục đích để biết được trong năm đó gia đình có chuyện xấu tốt như thế nào? Xem xong, giò được ngâm trong ly rượu, để giữ được lâu khi không có điều kiện đến nhờ các thầy xem. Ngoài xem giò gà ra, còn xem huyết luộc. Nếu huyết khi luộc xong bị gấp (xếp) lại, thì rất tốt, năm đó may mắn, tài lộc dồi dào, sức khoẻ bình an.
Cách xem bói chân gà chọi
Khi nhìn thấy đầu ngón cái có vẻ sắc tươi, ngay thẳng ống không bị co rũ lại, coi đó là được đại cát. Tương tự mà hung huyết không phạm, đó gọi là “Cách tươi cái”.
Tứ hỷ cách
Theo cách coi này là cả 3 ngón không rối, dính hay ngoặc vào nhau. Cũng như 3 ngón không dựa vào nhau và cùng thẳng lên. Hay ngón không rối, ngoặc dính vào nhau cũng như có màu sắc tươi tỉnh. Đấy là tượng trưng cho hoà hợp.
Kê ba cách
Là kiểu ba đầu ngón (của ngón trong, ngón cái và ngón ngoài) đều thứ tự gối đầu ngón vào nhau. Đồng thời cùng dựa vào nhau, giống như hình 3 người cùng cúi theo 1 chiều, mà cùng vẫy vời và đều có sắc tươi tỉnh, ấy là cách một nhà vui vẻ.
Phù cái cách
Kiểu này là: ở giữa cung ly (cung ly ở đầu ngón cái) với cung chấn và tốn như ghé vào hôn nhau. Tuy vậy cung khảm và cung cấn lại không dính vào nhau (hơi xa cách bỏ trống) và có hỷ sắc (ở cung tốn tươi vui) ấy là biểu tượng: “Cầm giáo nhọn bền vậy, nếu ngón trong và ngoài đều như vậy là: cách nội ngoại phù cái”.
Ủ cái cách
Kiểu này: ở đầu ngón cái co rụt, có sắc ủ rũ, đó là biểu tượng chủ sẽ chuyên tay biến chuyển (có biến cố tráo trở).
Tinh cái cách
Kiểu này có ba dóng của ngón trong cùng ghé vào ngón cái chút ít. Như sợ hãi phải cúi theo và cùng cúi vái chào, ấy là biểu tượng: “Lục khuyến” (là 6 đốt thúc đẩy nhau). Nếu ngón trong và ngón ngoài đều như vậy, gọi là: “Cách dựa cái” (dựa vào ngón cái).
Nội náu cách
Kiểu này: Cung tốn ghé cúi vào cung ly, ly che dấu cho cung tốn, ấy là cách ẩn nấp. Điều này cho biết phải cẩn thận dè chừng. Nếu ngón ngoài ẩn nấp cũng vậy, gọi là “Cách ẩn nấp”.
Nội ngăn cách
Ở giữa cung Cấn và Tốn có dính vào ngón giữa (ngón cái). Tuy nhiên cung trung không sát dính với cung chấn. Nhưng đầu cung tốn lại chạm vào cung ly, đấy được gọi là: “Kéo ngăn quá cái” tượng trưng cho mọi khó khăn, xui xẻo không nên làm liều mà phải dè giặt.
Ngoại dương cách
Kiểu ngoại dương cách được hiểu là dóng của ngón ngoài với ba dóng ngón cái đối ngược nhau. Nghĩa là không quay vào ngón cái tí nào.
Quẻ này nói đến hỷ sự, cầu danh, lộc tài là xấu.
Bổng cun cách
Kiểu này là: ngón cui chỏ vào cung đoài hay khôn, cúi xuống như kiểu đóng ngăn cửa lại. Trường hợp ngón cái bị cúi xuống hay co lại dự báo điềm xui xẻo. Nếu thấy bổng cun tươi cái mà xem về bệnh tật thì lại càng kỵ (độc), nếu bổng cun, cùng bổng cái thì đoán như vậy !
Liệp cun cách
Kiểu liệp cun cách này có nghĩa là ngón út dẵm séo. Ngón út đè lên những cung cấn, càn, khảm ám chỉ của sự chậm trễ, trì hoãn.
Ngôi cái cách
Kiểu này ngón cái cao bổng mặt. Mang ý nghĩa chơi với, không có niềm tin hi vọng thành công khi tiến hành việc gì.
Nội nghịch cáu cách
Kiểu này có ngón trong xông ra ngoài, bỏ rời ngón cái, mà cúi xuống, thấy rõ ở bên phải đầu ngón cái (chỗ cung ly). Đây là mình đi tìm người khác, nếu ở chỗ đằng sau lưng có tươi là điềm mừng.
Ngoại quá cách
Đây chính là kiểu ngón ngoài xông ra, cúi xuống dưới và rời ngón cái. Thể hiện ở bên trái đầu ngón ấy là người ta tìm mình, như vậy phải nên đề phòng.
Máy động cách
Máy động cách là 3 ngón chằng dính liền nhau. Đồng thời ở đầu của cung tốn giáp với cung ly. Ngón cái lại gần tiểu chỉ (cun) ở cung ly ấy, vậy phải dựa vào bát quái mà xem. Trường hợp ngón trong, ngoài đề như vậy được gọi là “Cách cặp cổ” cách này tối độc.
Động đẵn cách
Là kiểu cung Ly ủ rũ co gục xuống, ngón thuộc cung tốn vươn lên cao. Đấy được coi là biểu tượng gia chủ có sự lo lắng trong người. Cần coi ngón cun chỉ vào cung nào, rồi dựa vào bát quái mà đoán.
Ngoại hơn tứ cách
Kiểu này, còn gọi là thắng phụ chi hình, tức là thấy các cung: tốn, ly, khôn tranh nhau, cung ly lại cúi xuống, coi đó là: sẽ có sự đánh nhau, kiện nhau. Nếu tốn cao hơn khôn ấy là: “Nội hơn tứ cách”. Khôn cao hơn tốn ấy là: “Ngoại hơn tứ cách”.
Đề cái cách
Đầu cung ly co cúi, đầu khôn che dấu ở trên đầu cung ly, đó gọi là ngón ngoài đè trên cái. Trường hợp ngón trong đè cái nghĩa sẽ có sự hỗn loạn.
Thức hầu cách
Đầu cung tốn chọc lại cung ly, ly lại cúi uống dưới, ngón ngoài vượt qua chèn ngón khác, ngón trong đè ngón cái. Tượng trưng cho sự “Bức gia” là nhà bị đè ép.
Vãn nội cách
Ngón út chỉ bên tả, ấy là kéo ngón trong chỉ vào cung cấn dần. Tượng trưng cho mọi điều độc hại. Nếu ngón út chỉ ngoài là “Vãn ngoại cách” mang lại điều may mắn.
Hi vọng thông qua nội dung trên bạn đã biết cách xem chân gà. Từ đó biết được năm đó gia đình gặp chuyện xấu tốt như thế nào? Nhằm sắp xếp mọi việc cho phù hợp, có thể tránh đi được những điều không may cho bản thân và gia đình.