Yến lão được hiểu là gì?
Nhiều làng có tục yến lão, hàng năm hay hai ba năm một lần, thết tiệc mừng thọ các quan lão. Có thể nói đây là một thịnh điển thời thái bình, không phải là một hủ tục đã gây nên nhiều tệ đoan như tục ngôi thứ hương ẩm. “Sống lâu lên lão làng”, tự nhiên có vinh dự tuổi thọ, không phải tranh dành mới có, chẳng phải có tiền mà mua được, có quyền thế mà tạo nên được.
Xưa, nhiều làng có tục yến lão (yến là tiệc rượu), hàng năm hay hai ba năm một lần, thết tiệc mừng thọ các quan lão. Có thể nói đây là một ân điển của vua ban cho thời thái bình, không phải là một thủ tục đã gây nên nhiều tệ đoan như tục ngôi thứ hương ẩm. Sống lâu lên lão làng , tự nhiên có vinh dự tuổi thọ, không phải tranh giành mới có, chẳng phải có tiền mà mua được, có quyền thế mà tạo nên được.
Mồi năm cứ đến dịp làng mở hội hoặc ngày đại lễ có định kỳ, các quan lão tụ hội ở chùa hay nơi công quán hay một nhà đương cai, làng chuẩn bị cờ quạt với phường bát âm đến rước ra đình. Những làng trù phú thương sắm đủ võng lọng rước lão: Lão 100 tuổi đi võng la che bốn lọng xanh; lão 90 tuổi đi võng điều hai lọng xanh: lão 80 tuổi đi võng xanh (đòn cong) một lọng lão 70 tuổi đi võng xanh (đòn ống) một lọng. Trai tráng cầm cờ khiêng võng đều nón dấu áo nẹp. Đám rước rất trọng thể .Tại đình làng, nơi giữa thiết lập bàn thờ tiên lão.Các quan lão ngồi hai gian bên theo thứ bậc tuổi, có làng yên cả lão bà thì gian trái lão ông ngồi, gian bên phải lão bà ngồi.Tùy theo lệ làng, có nơi lão 90 tuổi hoặc lớn hơn nữa ngồi một mình chiếu nhất, có nơi chưa đến 60 tuổi đã là bậc cao niên nhất, cưng ngồi một mình một chiếu nhất.
Các nghi thức tế lão cũng khá đầy đủ gồm các bước như: tế thần, ba tuần rượu với văn tế tiên lão, văn chúc thọ quan lão, có ban tư văn hành lễ, phường bát âm tấu nhạc.
Lúc tế, quan lão ngồi trước những mâm cỗ đặt giữa chiếu, chỉ uống rượu suông không ăn, là chủ ý trang nhã, trịnh trọng đối với dân làng, ngồi chứng kiến cuộc lễ diễn hành và chăm chú nghe văn tế, văn chúc thụ Những mâm cỗ
kia sẽ được mang đến từng nhà biếu cụ.
Cỗ yến lão thường là rất thịnh hậu cả về phẩm lẫn lượng, có nơi mỗi mâm cỗ hai bánh dày, hai bánh chưng vối những món giò, nem và nhiều thứ bánh khác làm rất công phu.
Chiếu nhất một cụ ngồi thì được biếu cả một cỗ gụi là cỗ một, chiếu nhì hai cụ ngồi là cỗ đôi thì được bìm mỗi cụ một nửa mâm cỗ, những cỗ dưới là đồng hạng ri bốn cụ một cỗ.
Ngày xưa, những khi có việc làng không hề có bốn phụ nữ nơi đình trung. Ngày yên lão, sự hiện diện cún các lão bà đem lại cho dân làng một cảm giác đặc biệt vui vẻ, đầm ấm.
Mỹ tục yến lão là do đạo hiếu mà ra, có ý nghĩa rất trọng hậu thể hiện, trẻ vui đạo trẻ.
Lúc vãn niên, tóc bạc da mồi, với cuộc sống buồn tẻ nơi thôn dã năm tháng trôi, các cụ hẳn cũng cảm thấy vui sướng được cả làng quý trọng, sự quý trọng rất mực được thể hiện trong cuộc rước đón những buổi yến ẩm. Con cháu các cụ thì được hãnh diện là gia đình có phúc mới được tuổi thọ, cho nên nhiều nhà dù nghèo cũng cô gắng may sắm cho ông bà đi dự yến.
“Cụ thì mũ ni nhung đen áo vóc đại hồng, cụ thi khăn nhiễu tam giang giầy văn hài, cụ thì áo đoạn huyền, quần lụa hạch, có những cụ nhà bần hàn quanh năm quần nâu áo vải lúc này củng quần chúc bâu áo ihe thâm, áo láng chéo go, dép mới thay quai,… Yphục tùy hoàn cảnh mỗi nhà, không có lệ định nào, chỉ trừ màu vàng của nhà vua, quan dân đều không được mặc.
Trước ngực dưới vòng dây thao quàng cổ là túi gấm màu lam màu huyền đựng trầu, thuốc, cối, chày,… Dưới khuy hò áo là bao kính nhung huyết dụ, vóc da đồng, lua chân chi hạt bột.
Đám rước quan lão, y phục màu sắc như vậy với võng lọng cờ quạt, vừa huy hoàng vừa gợi cảm. Những nhà từ mấy đời không hề có ông cha được dự, không khỏi bùi ngùi tiếc thương người đã khuất, không khỏi thèm muốn ước mong cho gia đình đời nay và đời sau”
Trích “Đất lề quê thói” – Nhất Thanh