Ý nghĩa tục xông đất của người Việt khi tết đến
Mỗi khi tết đến xuân về, mọi người lại háo hức rạo rực trong người. Người Việt của mình có rất nhiều nét đẹp về phong tục tập quán. Trong số đó, chúng ta có phong tục ngày tết là “tục xông đất” từ bao đời nay. Người Việt chúng ta tin rằng mồng 1 là ngày đầu của năm vì thế nếu ngày hôm ấy may mắn thì cả năm đó cũng sẽ suôn sẻ và tốt lành. Chính vì vậy mà sau thời điểm giao thừa, bước vào những giờ phút đầu tiên của năm mới, người Việt mình rất coi trọng tục “xông đất đầu năm”.
Phong tục ngày Tết đã có từ lâu đời
Là ngày đầu tiên của năm nó mang ý nghĩa rất quan trọng và đặc biệt. Bởi chỉ 24 giờ trong ngày đó thôi nhưng tốt hay xấu nó sẽ ảnh hưởng đến cả năm. Xông đất là những lời nói chúc phúc cho nhau được gặp nhiều thành công và may mắn. Vì thế những lời nói đó phải luôn được cân nhắc kỹ lưỡng khi phát ra ngoài.
Bởi vì thế mà người Việt mình rất xem trọng “tục xông đất đầu năm” nhất là vào thời điểm sau giao thừa. Đó chính là vào lúc 12 giờ đêm cuối cùng của năm cũ (âm lịch) và bước sang những giây phút đầu tiên của năm mới. Thời điểm đánh dấu một năm cũ đã qua và đón chào một năm mới vì thế người đến nhà bạn đầu tiên chính là người sẽ mang lại điều tốt đẹp cho gia đình bạn.
Chính vì điều đó mà các bậc cao niên rất cẩn thận đối với đầu tiên trong ngày Nguyên Đán để mang lại cho họ sự may mắn cả năm mới. Chủ nhà sẽ chọn một người xông đất cho gia đình để bước vào nhà mình đầu tiên trong năm mới, vào đêm giao thừa hoặc sáng mùng 1 Tết. Đặc biệt người xông nhà phải có tuổi hợp với chủ nhà và con vật đại diện của năm đó và tránh tuổi “tứ hành xung”. Còn nữa, người đến xông đất cho gia đình cũng phải là người có tính cách cởi mở, vui vẻ và hòa đồng. Khi đó gia chủ sẽ luôn may mắn, sung túc trong năm mới. Hay những người có tên hay, đẹp như Cát, Lộc, Kim, Ngân, Phúc, Thọ, An, Khang… xông đất cũng là một niềm vui với gia chủ.
Ý nghĩa tục lệ xông đất ngày Tết
‘Xông đất” đầu năm với mục đích có một năm mới phát tài, phát lộc và an khang thịnh vượng của ông bà xưa khi bước qua năm mới. Vì thế người Việt sẽ chỉ mở cửa vào buổi sáng mồng 1 tết nếu có người phù hợp với gia chủ và đem lại may mắn cho gia chủ.
Với ao ước có một năm đầy an khang, thịnh vượng và hạnh phúc khi trời đất vào mùa xuân. Vì thế sự quan trọng của người đầu tiên đến thăm gia đình càng được nhân lên. Người khách đó đến vào sáng mồng 1 phải do chủ nhà sắp đặt trước và mang theo cả trái cây hay bánh mứt và lì xì khi có trẻ con trong nhà. Gia chủ sẽ ra đón tiếp vui vẻ, nhiệt tình và nhận những lòi chúc tốt đẹp đến với gia đình mình. Tục đến nhà xông đất đầu năm, diễn ra không lâu khi người đầu tiên đến nhà gia chủ chúc tết. Họ chỉ đến khoảng năm mười phút gì đó cầu chúc cho gia đình gia chủ may mắn cả năm. Chỉ vậy thôi, nhưng đã mang đến niềm vui và sự tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn cả năm. Còn người đi xông đất họ vui vì đã cho đi những điều tốt lành, làm phước giúp mọi người.
Theo quan niệm xa xưa, thì người đầu tiên đến xông đất cho gia chủ có tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn đến vận mệnh một năm mới của gia chủ. Người xông đất tốt, thì gia chủ ăn nên làm gia trong năm đó. Còn nếu gặp người xông đất kém may mắn, thì năm đó gia chủ sẽ gặp chút khó khăn trong mọi việc. Người ta cho rằng việc xông đất có ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của gia chủ trong cả năm. Tuy nhiên xấu hay tốt là do vía và duyên của từng người và nó liên quan đến đạo đức và tính cách của từng người mà ra. Vì thế ông bà ta thường có kinh nghiệm rằng: Ai xởi lởi hồn nhiên, vô tư, thật thà, mặt mũi sáng sủa không có tang và con cái đông đủ cả trai lẫn gái là vía tốt.
Vì thế để chủ động hơn trong việc này, gia chủ cẩn thận sẽ tìm người phù hợp và mượn người ấy đến xông đất cho gia đình mình vào sáng mồng một để có vía tốt. Tuy nhiên, thường thì cái gì tự nhiên nó cũng sẽ tốt hơn là nhờ vả nhau. Vì thế, việc nhờ người đến xông đất đầu năm cho nhà mình của gia chủ sẽ làm mất ý nghĩa. Phải do duyên trời đem đến, trời đã an bài sẵn là năm đó gia đình gia chủ sẽ gặp may mắn hay không chứ không theo khát vọng của từng cá nhân.
Những phong tục tập quán xưa, theo thời gian có thể nó sẽ không được in dấu đậm hoặc có thể nó sẽ thay đổi và phát triển với cuộc sống hôm nay. Tục xông đất vẫn vậy, vẫn nói với nhau rằng đi chúc tết đầu năm cho anh em họ hàng. Tuy vậy họ không còn đặt nặng vấn đề chuyện may rủi nữa mà họ chỉ nghĩ đến đem lại niềm vui nho nhỏ cho mọi người mà thôi. có nhiều thứ mất đi hoặc mờ dần cùng những thay đổi phát triển của cuộc sống hôm nay. Vì thế mà cả người được xông đất và người đi xông đất đều vui vẻ, thoải mái.
Mọi người cùng nhau vui vẻ, đón tiếp khách quý và gửi cho nhau những lời chúc tết đầu xuân.
Trên đây là bài viết về ý nghĩa tục xông đất đầu năm mới mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Để các bạn có thể phát huy nét văn hóa đẹp ngày tết này của dân tộc. Cuối cùng xin kính chúc quý độc giả có một cái Tết Nguyên Đán 2018 thật vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình.