Văn hóa mừng thọ ngày nay
Để tỏ bày tâm linh trong sáng của con cháu, cũng là tấm lòng hiếu đễ với ông bà, cha mẹ, từ xưa cha ông ta đã tạo ra phong tục mừng thọ. Ấy là một nét đẹp văn hoá truyền đời và ý nghĩa trong mọi thời đại.
Bây giờ, tục mừng thọ đã dừng chân ở khắp mọi nơi, từ làng xã, huyện thị ngoại thành cho đến thành phố. Tục xưa vẫn được gìn giữ, nét đẹp văn hóa vẫn được trân trọng nhưng vương vất trong đó lại ẩn hiện vài điều thái quá, không còn vẹn nguyên những gì thuộc về nét đẹp văn hóa mừng thọ ngày nay.
Mỗi con người sinh ra từ ngàn đời đều mong sao cỏ được “Ngũ Phúc” (năm Phúc). Đó là Phú, Quý, Thọ Khang, Ninh song điều mà ai cũng mong là được trường thọ.
Các quan trong triều và muôn dân đều chúc vua “Vạn thọ vô cương” (thọ không biên giới) người người chúc nhau “Sống lâu trăm tuổi” hay “Trường sinh bất lão” hoặc “Bách niên giai lão” vì chữ thọ bao hàm nghìn rộng là “Thiên tước”. Người ta có quan niệm rằng, những người sống thọ là người nhân hậu, người tâm địa vì “thiên lí tại nhân tâm”. Những người sống thọ là sống hợp lẽ trời, âm dương điểu hòa, sống cư xử chừng mức không thái quá. về thiên nhiên thì vũ trụ xoay vần theo chu kì 4 mùa và mỗi năm bắt đầu từ mùa xuân sự sống và tuổi thọ cũng vậy, mong được “Xuân khứ, Xuân lai, xuân bất tận”. Mùa xuân cũng là biểu trưng của sự trẻ trung, bừng dậy, nồng ấm, tròn trịa, tao nhã và thanh cao. Mùa xuân còn chứa đựng nhiều điều chưa thể giải thích. Trong văn đàn thi ca, nhạc, họa đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực đê mô tả nó.
Bước sang năm mới xuân về tục mừng thọ người cao niên, ông bà, cha mẹ, người thân, là nét đẹp về đạo nghĩa. Xã hội càng hưng thịnh, đời sống càng dư thì lễ mừng thọ càng được chú ý, quan tâm. ở nước lỗ mừng thọ là một nét đẹp văn hoá không chỉ đối với gia đình, họ mạc mà đã được cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể quan tâm. Đó cũng là sự tôn vinh, tri ân người cao tuổi. Trong Ngũ Phúc thì chữ Thọ đứng vị trí chủ – người Á Đông từ xa xưa đã mong Phúc, Thọ, Lộc, Tài.
‘Tuế hữu tứ thời Xuân tại thủ
Nhân sinh ngũ phúc Thọ vì Tiên”
Còn trong chữ Hán thì chữ Thọ nằm giữa, một bên chữ “phú”, “quý” một bên là chữ “khang”, “ninh” phò tá .Khang là biểu hiện thân thể khỏe mạnh cường tráng. “Quý” là chỉ tâm thần thanh cao, “Ninh” là môi bình yên còn “Phú” chỉ vật chất tinh thần dư dả.
Chữ Thọ vừa đóng vai trò chủ soái vừa liên kết,xâu chuỗi mang nghĩa thống nhất cả 5 phúc. Rõ ràng
sống thọ bằng danh thơm danh lạn quý hơn nhiều sống lâu bằng thể xác, hình hài.
Để bày tỏ tâm linh trong sáng của con cháu, cũng là tấm lòng hiếu đễ với ông bà, cha mẹ, từ xưa cha ông ta đã tạo ra phong tục mừng thọ, ấy là một nét đẹp văn hóa truyển đời.
Bây giờ, tục mừng thọ đã dừng chân ở khắp mọi nơi, từ làng xã, huyện thị ngoại thành cho đến thành phố. Tục xưa vẫn được gìn giữ, nét đẹp văn hoá vẫn được trân trọng nhưng vương vất trong đó lại ẩn hiện vài điều thái quá, không còn vẹn nguyên những gì thuộc về nét đẹp mừng thọ.
Thọ là một trong ngũ phúc, khang – ninh – phúc lộc – thọ mà con người mong muốn. Vì vậy, việc tổ chức mừng thọ để thể hiện đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, tỏ lòng mừng vui, ông bà, cha mẹ sông lâu, trường thọ đế phúc cho con cho cháu, để con cháu được báo hiếu, đền ơn sinh thành. Việc mừng thọ còn mang thêm ý nghĩa “kính già, già để tuổi cho”. Thế nên từ xưa đểu nay, thời nào cũng có tục mừng thọ. Thời Nguyễn, mừng thọ được trích từ cấp biển ngạch đề chữ: “Cao thọ phiền hỉ” (sống lâu ít phiền). Tới năm Minh Mạng tháng 8, diện khen thưởng rút xuống tới thọ 70 tuổi trở lôi Lâu dần do mặt bằng dân sinh, dân trí cao, mừng thọ bắt đầu từ tuổi 60. Tuổi 60 được lên lão ” thập bất nhập đình trang” (tuổi 60 được nhập hội các cụ đình làng) và cho ràng đã đến lúc “lão giả an chi”. Vù tuổi gọi là thượng thọ, 80 tuổi trở lên là đại thọ va 90 tuổi trở lên là thượng thượng thọ, được con cháu mặc cho áo đỏ, khăn xếp đỏ. Tuỳ điều kiện từng nơi, từng chức, đoàn thể, dòng tộc và gia đình mà chọn ngày tìm địa điểm tổ chức mừng thọ.Tố chức mừng thọ, nhưng hầu hết được mừng thọ tại gia. Buổi chúc thọ, con cháu làm thơ, tặng bức trướng, bức tranh… chúc thọ, tặng phẩm là lụa khăn áo, chú ý nhất là rượu thọ…
Càng về những năm gần đây, mừng thọ trở nên rộng khắp, ở đâu, gia đình nào, hội người cao tuổi, cựu chiến binh phụ nữ… có người đến tuổi mừng thọ là tố chức long trọng. Đó là một tín hiệu rất mừng khi quốc thái dân an, cũng là nét đẹp văn hoá được gìn giữ và duy trì. Ngày mừng thọ bây giờ, ở gia đình, nhà cửa trang hoàng rực rỡ, có đèn hoa đẹp, nhang thơm,trầu cay. Nhiều nhà còn căng phông bạt, dựng rạp, có loa đài vui vẻ, lại có đại biểu của chính quyền địa phương đến chúc tụng thật trịnh trọng. Nhiều làng bây giờ tổ chức mừng thọ cho các cụ ỏ đình rất long trọng, vừa có tục lệ xưa lại vừa có cơm rượu liên hoan, đại diện chính quyền chúc mừng của ngày hôm nay. Hôm ấy con cháu có bậc cao niên được đình làng mời đến dự lễ mừng thọ bọ, đầu đội mâm lễ, nét mặt hớn hở kéo nhau ra đình .Ban tổ chức đình làng giới thiệu lai lịch từng cụ và trịnh trọng tuyên bô trao tặng quà mừng thọ cho các cụ .Sau khi kết thúc lễ ở đình, từng đoàn ai lại về nhà ấy quây quần bên mâm cỗ chúc tụng thật vui vẻ.Ngày lễ mừng thọ, người già thấy hả hê sung sướng, nghĩ lại cả quãng đời công hiến, nuôi dạy tạo dựng cho
cháu nghĩ sẽ phải sông cho thật tốt những năm tháng còn lại, trở thành tấm gương mẫu mực cho con cháu noi theo. Còn con cháu càng thấy tự hào về truyền thống gia đình , thấy việc báo hiếu cha mẹ là việc phải là suốt đời.