Thờ Quan Công đúng cách
Người Hoa tin rằng khi thờ Quan công sẽ mang lại vận khí cho gia chủ , tránh tà ma và những điều không may mắn .Quan điểm người Việt theo Phật giáo thờ Quan Công nhằm tôn trọng đức tính trung hiền của ông , là tấm gương con cháu noi theo .
Lứa tuổi thờ Quan Công có thể sớm nhất từ năm 25-45 tuổi , chỉ có thân nam được thờ phượng và cúng bái .
Nội dung
Cách thức thờ và an vị Quan Công
Về việc tượng Quan Công thì người ta thờ ông ta vì kính trọng sự trung nghĩa của ông ấy. Vì vậy mới tôn là …Trung Nghĩa Thiên Thu Đế Quân. Vì vậy, nếu bạn thành kính mà thờ thì trong nhà cũng tăng thêm chánh khí, khiến cho tà ma, ngoại đạo cũng phải kiêng dè một chút! Linh bao nhiêu là tùy vào tâm thành và sự tôn kính của ta.
Quan Vũ là người luôn tôn trọng tư cách của một người quân tử theo truyền thống nho giáo, vì vậy, nếu thờ ông ta thì phải chọn nơi thanh tịnh, sạch sẽ, trang nghiêm. Mua một cái trang thờ, để tượng ông ta đứng bên trong, rồi thường xuyên đốt nhang là đủ. Nhưng khi thiết lập trang thờ và những lúc đốt nhang, phải mặc áo quần dài đàng hoàng, và nhất là thân thể phải sạch sẽ.
Khi trang bị mọi thứ đâu đó sẵn sàng thì chọn ngày tốt mà thiết lập bàn thờ. Khi đặt tượng, hoa, quả, hương án xong, chỉ cần thành tâm chấp tay khấn như vầy.
“…Con tên …, 25 tuổi, vì ngưỡng mộ sự trung nghĩa và đức độ của Ngài mà nay đã thiết lập bàn thờ Ngài tại tư gia/cơ quan như vầy. Kính mong triệu thỉnh Ngài Quan Thánh Đế Quân nhập tượng, trấn trạch, duy trì chánh khí trong nhà. Và xin nguyện sẽ cố gắng noi theo sự dạy bảo của Ngài. Đệ tử thành tâm phụng thỉnh! (3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy).”
Khi đã thờ thì không gọi bất cứ tên nào của ông ta cả mà chỉ gọi là Ông. Bàn thờ phải có 1 bóng đèn đỏ. Không được để đèn sáng quá. Tốt nhất là để bàn thờ nơi mình làm việc. Bàn thờ phải để cao hơn đầu người. Có rèm che thì càng tốt. Vì nơi thờ thần linh thì không nên để người ta nhìn thấy thẳng mặt vị thần được thờ. Và chỗ thờ Ngài không được làm những chuyện ô uế, gian trá,
Thờ Ông thì không được ăn thịt Trâu không thì bị Ông nhập vào hành. Ông hành xong người đó bịnh gần hai tháng mới hết. Cũng không ăn thịt chó, chuột và gà trống. Nghĩa là không cố tình, hoặc biết thì không được ăn. Còn vô tình ăn phải thì cũng không sao.
Nếu bạn trưng như một cái tượng thì nó sẽ là 1 cái tượng. Nhưng nếu bạn thờ như một vị thần thì Ông sẽ là một vị thần, giúp cho gia đình bình an, mọi người sáng dạ, làm ăn ngay thẳng mà vẫn phát triển thịnh vượng.
Thông thường người ta làm tượng Ngài 1 tay cầm thanh long đao, 1 tay vuốt râu (nếu đứng). Và 1 tay cầm sách, 1 tay vuốt râu (nếu ngồi). Do vậy, không liên quan gì đến ấn thủ cả. Có thể người ta làm theo lối vuốt râu rồi bị biến dạng mà thôi!
Nhớ ngày thường thì đốt nhang thôi cũng được. Nhưng khi cúng trang trọng thì phải …có rượu (3 chung) và thịt cho Ông. Thịt thì mua loại làm sẵn chứ không nên mua về làm để tránh sát sanh nhé. Có thể cúng mặn hoặc cúng chay cho ông kỵ cúng gà vì gà là ân nhơn của ông.
Các ngày cúng 13/1 (quy y tam bảo), 13/5 (cúng sanh), 13/6 (cúng tử) và có người cúng 15/7 cúng chay 16/7 cúng mặn.
Mỗi khi cúng thì đọc như vầy…Hôm nay nhân ngày ….gì đó, để tưởng nhớ tới công ơn trì gia, trấn trạch, của Ngài, đệ tử có bày chút ít hoa, quả, rượu, thịt …thành tâm xin phụng thỉnh Ngài về hưởng dụng chứng giám.
Mỗi năm thì dùng hoa cúc nhúng nước mà …tẩy trần (rửa bụi)…cho Ngài 1 lần vào trước giờ Giao Thừa nhé !
Thờ Quan Công có hai kiểu thông dụng
Tượng ba Ông
Quan Công ngồi giữa, tay vuốt râu (đôi khi vẽ tay kia cầm kinh Xuân thu). Sau lưng là Quan Bình giữ ấn (trái), Châu Thương cầm đao Thanh Long (phải).
Châu Thương (cũng gọi Châu Xương, Châu đại tướng quân). Quan Công đưa hai chị dâu (vợ Lưu Bị) tìm Lưu. Gần tới núi Ngọa Ngưu thì gặp tướng cướp Châu Thương, mặt đen, râu xồm, cao lớn, hình dung dữ tợn. Châu bỏ lâu la đi theo Quan. Nghe tin Quan Công và Quan Bình bị Tôn Quyền chém, Châu đâm cổ tự vẫn. Châu được tôn thờ là Cương trực Trung dũng Đại thiên tôn. Kinh MT tả: Phù thiên dũng tướng. Sát địa mãnh thần. Thiết tu ngân xỉ. Hắc diện châu thần. (Tướng khỏe phụ giúp trời. Thần khỏe trông coi đất. Râu sắt răng bạc. Mặt đen môi đỏ.)
Quan Bình: Sau khi gặp Châu, Quan Công tiếp tục tìm Lưu Bị và Trương Phi. Đến Hà Bắc, gặp ông lão Quan Định có con thứ là Quan Bình biết võ, 18 tuổi, bèn xin Bình làm con nuôi. Kinh MT và các chùa thờ Quan Đế tôn Bình là Quan thái tử, tôn xưng là Cửu thiên Uy linh Hiển hóa Đại thiên tôn.
Tượng năm Ông (ngũ công)
Giống tượng ba Ông, nhưng vẽ thêm Trương Tiên cầm cung đứng sau Quan Bình; và Vương Thiên Quân cầm giản đứng sau Châu Thương.
Vương Thiên quân là Thiên Lôi (Lôi Công, Linh Quan, Thái ất Lôi thinh Ứng hóa Thiên tôn). Kinh MT tả: Kim tinh châu phát. Hiệu tam ngũ hỏa xa Lôi Công. Phụng chủy ngân nha. Thống bách vạn tỳ hưu thần tướng. Phi đằng vân vụ, hiệu lịnh lôi đình. Giáng vũ khai tình, khu tà trị bịnh. (Mắt vàng tóc đỏ. Hiệu là Lôi Công coi ba mươi lăm xe lửa. Miệng nhọn như mỏ chim phượng, răng bạc. Chỉ huy một trăm vạn thần tướng dũng mãnh. Lướt mây cưỡi mù, lịnh ban sấm sét. Tuôn mưa làm nắng, đuổi tà trị bịnh.)
Trương Tiên là Linh ứng Trương tôn Đại đế Thất khúc Dục thánh Thiên tôn. Theo kinh MT, Trương phù trợ sản phụ, trẻ sơ sinh, v.v… Vũ khí là đạn vàng và cung trúc (kim đạn, trúc cung) nhưng có khi tranh thờ dân gian vẽ cầm cung và một mũi tên.