Ý nghĩa của tết Trung Thu
Nguồn gốc tết Trung thu
Tục vui Tết Trung Thu đã có từ thời Đường Minh Hoàng ở Trung Quốc, vào đầu thê kỷ thứ 8. Sách xưa chép, rằng, nhân một đêm rằm tháng tám, khi cùng các quan ngắm trăng, vua Đường ao ước được lên thăm cung trăng một lần cho biết. Pháp sư Diệu Pháp Thiên lau xin làm phép đưa vua lên cung trăng. Lên tới cung trăng, Đường Minh Hoàng được chúa tiên tiếp rước, bày tiệc đãi linh đình và cho hàng trăm tiên nữ xinh tươi mặc áo lụa mỏng nhiều màu sắc rực rỡ, tay cầm tấm lụa trắng tung múa trên sân, vừa múa vừa hát, gọi là khúc ‘Nghê thường vũ y”. Vua Đường thích quá; nhờ có khiếu thẩm âm nên vừa trầm trồ khen ngợi vừa lẩm nhẩm học thuộc lòng bài hát và điệu múa mong đem về hoàng cung bày cho các cung nữ trình diễn. Cuối năm đó, quan riết Độ Sứ cai trị xứ Tây Lương mang về triều tiến dâng một đoàn vũ nữ với điệu múa Bà la môn. Vua thấy điệu múa có nhiều chỗ giông “Nghê Thường vũ y”, liền chỉnh lại hai bài hát và hai điệu làm thành “Ngê thường vũ y khúc”, về sau các quan cũng bắt chước vua mang điệu múa hát về các phiên trấn xa xôi nơi họ cai trị rồi dần dần phổ biến khắp dân gian. Tục ngăm trăng, xem ca múa sau biến thành thú vui chơi đêm rằm Trung thu.
Về sau tết Trung Thu lan rộng sang các nước láng giềng và thuộc địa của Trung Hoa. Sách sử Việt không nói rõ dân ta bắt đầu chơi Tết Trung Thu từ bao giờ, chí biết hàng mấy trăm năm trước, tố tiên ta đã theo tục này. Nhưng khi vào Việt Nam rằm trung thu được biến đổi đi chút ít, thành ngày tết của thiếu nhi. ơ nước ta ngay từ đầu tháng 8 âm lịch, chợ búa bắt đầu có màu sắc trung thu. Lồng đèn, bánh nướng, bánh dẻo đã được bày bán la liệt trong các cửa hiệu rực rỡ ánh đèn. Người mua lẫn người đi xem đông như hội. Các thành phô lớn như Hà Nội, Huế, thành phô’ Hồ Chí Minh thường múa lân rất tưng bừng. Trẻ em đều có quà và được bố mẹ đưa đi chơi. Hầu hết các gia đình Việt Nam, trong tết Trung thu đều sắm một mâm lễ gồm các loại hoa quả ‘bánh kẹo để cúng gia tiên, sau đó cả nhà quây quần phá cỗ.
Ý nghĩa tết Trung thu
Người Trung Quốc xem Tết Trung thu (15 tháng 11 âm lịch) là một ngày tết rất lớn trong năm, chỉ đứng sau Tết Nguyên đán, và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Sở dĩ tết này có tên gọi Trung thu là bởi nó rơi vào chính giữa mùa thu, còn ngày rằm là ngày giữa tháng.
Hơn nữa, trăng rằm tháng 8 được coi là tròn nhất, sáng nhất và đẹp nhất so vói các ngày rằm khác trong năm. Hình ảnh mặt trăng tròn được liên tưởng đến sự vẹn toàn, đầy đủ, nên Tết trung thu còn có tên khác là “Tết Đoàn viên”.
Xưa kia, những tập tục dân gian trong ngày này có ngắm trăng, tế trăng và ăn bánh “nguyệt”, cổ nhân thưởng thức trăng rằm mới thật là cầu kỳ: địa điểm phải là một tòa viên đình ở ngoài vườn, để có thể tận hưởng cái mát mẻ, thanh khiết của đêm thu, ngắm hoa quế, hoa thu hải đường dưới ánh trăng, tận hưởng mùi hương trầm thoang thoảng trong gió. Chọn được địa diểm rồi, người ta mới bày biện lư hương, hoa quả, bánh trái, trà tửu và cả bút nghiên giấy mực nữa. Sau khi trầm hương được đốt lên, người ta làm lễ bái Thái âm tinh quân (tức Nguyệt thần), lễ xong mới bắt đầu nhấp rượu thưởng trăng, rồi cả tấu đàn ngâm thơ nữa. Thật là những thú chơi cao quý của tài tử giai nhân xưa.
Ngày nay, người Trung Quốc đón Trung thu thường quây quần bên gia đình, hoặc là cùng nhau ra ngoài dùng cơm, tuy nhiên có một thứ vẫn không thể thiếu, đó là bánh “nguyệt” – biểu tượng của Trung thu như vậy, người Việt ăn rằm tháng 8 – Tết Trung thu cũng không thể thiếu bánh nướng, bánh dẻo, (bánh Trung thu). Bánh nướng của người Việt cơ bản không khác gì với bánh “nguyệt”, có thể khẳng định là nó được du nhập từ Trung Hoa. Còn bánh dẻo thì có thể là sự sáng tạo của dân tộc ta, bởi chất liệu chất liệu và phương pháp chế biến khá đặc trưng. Tết Trung thu theo cổ truyền thì có các tập tục như thi thả diều, hát trống quân, múa sư tử, chơi đèn ông sao, đèn kéo quân, làm trông bỏi, nặn “tò he” và nhiều trò chơi dân gian khác, về sau, Tết Trung thu dần trở thành một ngày hội của thiếu nhi, và thay vào những đồ chơi dân gian là nhiều món đồ chơi rực rỡ được trẻ em ưa thích.
Ánh trăng tròn trên trời lại tượng trưng cho sự vật hoàn hảo ở nhân gian. Trong tết Trung thu những người lang bạt tha phương đều có khát vọng được trở về nhà cùng gia đình đoàn tụ quây quần phá cỗ. Trăng tròn chiếu sáng cũng là biểu đạt cho sự hài hòa và mỹ lệ. Lấy trăng tròn trên tròi lại tượng trưng cho sự hài hòa viên mãn ỏ nhân gian đó thực sự là một ý nghĩa sâu sắc trong văn hoá phương Đông.
Cúng ngày sóc vọng (ngày 1 và 15)
Theo tục xưa để lại, cứ vào sáng mồng 1 và chiều tôi ngày rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường có chút lễ mọn, dâng hương Gia Thần và Tiên tổ.
Lễ vật thường rất giản dị: hương, đăng, trầu quả, tiền vàng, không cứ phải có lễ mặn vào dịp này.
Không những vậy, mỗi khi gia đình có một việc gì đó, từ những việc được coi là “trọng đại trong gia đình lớn” như có người được thăng quan tiến chức, được lộc lớn…. cho tới sự kiện nhỏ như có người đau ôm trong nhà, có cơm gạo mới, có quả đầu mùa,… cũng dâng Gia Thần, Tiên tổ. Trước là trình báo, sau là xin được phù hộ cho mọi sự tôt đẹp trong nhà.
Tại sao dân gian thường thờ Thổ Công, Thổ Địa vào các ngày tuần tiết, sóc vọng và cũng không cứ vào các ngày này, mà trong các dịp tế lễ bất kỳ, đều có kêu khấn đến Thổ Công, Thổ Địa.
Thần Thổ Địa, dân gian quen gọi là Thổ Công, hay Thổ Địa. Tương đương với thần Thổ Địa ông lặ Thổ Địa bà, hay bà Thổ Địa. Thần Thổ Địa là một trong những vị thần được cung phụng phổ biến trong dân gian. Miếu thò Thổ Địa dù to hay nhỏ, ở thành thị hay thôn quê, nơi nơi đều có.
Người xưa rất mực coi trọng Thổ Địa, bởi vì có đất đai mới có nông nghiệp, là chỗ dựa cơ bản nhất cho sự tồn tại của con người, bơi vì đất đai giúp con người có cơm áo, có nơi đi lại, cư trú, đất đai là mẹ của cơm áo. Thần Thổ Địa có sớm nhất là “Thần xã”, “xã” nghĩa gốc là “Thị Thổ”, tức là cúng tế Thổ Địa. Người xưa nói rằng xã là Thần Đất, có thể sinh ra ngũ cốc.
Cùng với sự phát triển của xã hội, thần Thổ Địa được trừu tượng hoá, tôn là “Hậu thổ Hoàng địa chỉ”. Hậu thổ tương ứng vối Tiên Đế, là vị đại thần cai quản toàn bộ đất đai, là một trong những tôn thần tối cao. “Hậu Thổ Hoàng Địa chì” là một vị nữ thần trong coi việc âm, dương, sinh nở, cũng như cái đẹp của muôn loài và của núi sông, đó là hàm ý xa xưa của chữ “Hậu”, nó như hình tượng người mẹ sinh con, điều này cũng thống nhất vối quan niệm âm dương. Học thuyết âm dương cho rằng Trời là dương, Đất là âm, Nam là dương, Nữ là âm, Trời là cha, Đất là mẹ, âm dương đối lập mà lại thống nhất, là sự bắt đầu phôi thai sinh ra muôn vật. Theo quá trình phát triển của tôn giáo, có thể nói rằng sự sùng bái Thổ Địa sớm nhất là “Đất mẹ” sau đó là “Đất cha”. Song đất mẹ, đất cha hợp nhất để cúng tế thì không biết từ khi nào… về sau sự sùng bái Thần Thổ Địa dần dần được nhân cách hoá, lấy địa vị trung tâm là ông Thổ Địa và Bà Thổ Địa. Điều đó có thể thấy, đây chính là sản phẩm của xã hội mà trọng tâm là nam giới.
Do khu vực và thời đại khác nhau nên ông Thổ Địa hình dáng có khác nhau, song hình tượng ông Thổ Địa nói chung là ông già tóc bạc, mặc áo dài, đội mũ mỏ quạ, đôi mắt hiền từ, râu bạc như cước, bên cạnh luôn có một bà cụ, khuôn mặt hiền từ, dáng phúc hậu, đó chính là Bà Thổ Địa.
Dân gian thờ cúng Thổ Địa chủ yếu là các vị thần như: Thần xã, Thần tắc, Thần Thổ Công, Thần Thô Mẫu. Khi hành lễ người làm phép thường niệm “Thổ Địa chủ” nói như sau: “Thổ Địa ở đây, thần tôi anh linh, thông hiểu trời đất, xuất nhập diệu huyền, tâu bày giúp con, chố có do dự, đợi ngày thành công, không quên hậu tạ”.