Tết Hàn Thực vào ngày nào?
(Tết bánh trôi bánh chay) mồng 3/3 âm lịch Nguồn gốc tết Hàn thực
(tết Bánh trôi, bánh chay của người Việt)
Hàn Thực nghĩa là ăn đồ nguội. Tết này vào ngày mồng 3 tháng 3 (âm lịch). Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Công Tử Trùng Nhĩ (về sau là vua Tấn Văn Công) khi gặp cảnh hoạn nạn, đói khát, được Giới Tử Thôi cắt thịt đùi của mình, nấu dâng cho ăn. Sau 19 năm phiêu bạt, Trùng Nhĩ lại được trở về nắm giữ vương quyền nước Tần. Vua ban thưởng cho tất cả những người đã cùng mình “nếm mật nằm gai”, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán hận, vì nghĩ việc giúp đỡ Trùng Nhĩ là một nghĩa vụ của kẻ bề tôi. Sau đó Giới Tử Thôi đưa mẹ vào sông ỏ núi Điền Sơn. Lúc vua nhố ra cho người tới mòi mà không được, liền sai đốt rừng để buộc Giới Tử Thôi phải ra.
Tuy nhiên Giới Tử Thôi nhất quyết không ra, thê nên hai mẹ con cùng bị chết cháy. Hôm ấy đúng ngày 5 tháng 3 (Âm lịch). Quá đau xót, vua sai lập miếu thờ trên núi, và đổi tên núi đó là Giới Sơn. Người quanh vùng thương tiếc Giới Tử Thôi nên hằng năm từ ngày mồng 3 đến mồng 5 tháng 3 (âm lịch) thì kiêng đốt lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn. Từ thời nhà Lý, người Việt đã tiếp nhận Tết này nhưng nhân dân ta luôn tiếp thu trên tinh thần sáng tạo, biến đổi ngày tết này cho phù hợp vói nền văn hoá riêng của dân tộc mình tức là chỉ tô chức vào một ngày mồng 3 tháng 3 mà thôi, không kiêng đốt lửa và thường làm bánh trôi, bánh chay (thay cho đồ nguội) mục đích chủ yếu là để cúng gia tiên chứ ít người hiểu rõ chuyện Giối Tử Thôi.
Hiện nay, Tết này vẫn thường đậm nét ơ miền Bắc, nhất là các tỉnh quanh Hà Nội nhiều vùng gọi là tết bánh trôi bánh chay. Ý nghĩa tết Hàn thực
Ở nước ta ngày tết mùng 3 tháng 3 phổ biến vối tôn gọi nôm na là tết “bánh trôi, bánh chay”, bởi đây là hai loại bánh đặc trưng được dùng đế cúng và để ăn vào dịp này. Rất nhiều gia đình Việt Nam vẫn còn cái thú tự làm bánh trôi, bánh chay đê thắp hương. Hai thứ bánh đó đều thuộc về “đồ ăn nguội” vì để nguội ăn mới ngon nên xem ra có phần phù hợp vối cái nguồn gốc “hàn thực” của ngày tết này. Tuy nhiên về nguyên liệu làm bánh thì hoàn toàn là những sản phẩm của nông nghiệp phương Nam: lúa gạo, mật mía, đỗ xanh, vừng… và đặc biệt là phương pháp chế biến “luộc” – một phương pháp hầu như không có ở cư dân du mục phương Bắc. Như vậy Tết Hàn thực sau khi du nhập vào nước ta đã được “Việt hóa” gần như hoàn toàn, từ tên gọi, ý nghĩa, đến hình thức và nội dung. Người Việt đã bảo lưu rất tốt những giá trị văn hóa dân gian .này, cho đến ngày hôm nay, nhiều bạn trẻ vẫn ghi nhớ và chào đón ngày hội của bánh trôi, bánh chay như một nét thú vị trong ẩm thực Việt – dẫu chỉ là một thứ quà vặt cũng hàm chứa những giá trị nhân văn sâu sắc.
Trong tâm thức của người Việt, bánh trôi còn là biểu trưng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, mặc dù phải chịu bao bất công khổ đau nhưng vẫn giữ được tấm lòng thanh cao, vị tha sắt son. Ý nghĩa này không thể tìm thấy trong văn hoá Trung Quốc.
Tết Đoan ngọ (Tết Đoan dương, tết Đoan ngủ, tết nửa năm, tết giết sâu bọ) 5/5 âm lịch
Nguồn gốc Tết Đoan ngọ Từ rất xa xưa, cùng vởi một số dân tộc Đông Á khác, người Việt Nam đã có ngày tết Đoan ngọ, còn gọi là tết Đoan dương, Đoan ngũ hay tết nửa năm. Các gia đình truyền thống giữ tục làm cơm rượu và nấu chè trôi nước, trước cúng gia tiên, sau để quây quần ăn uống. Một số địa phương còn tổ chức đua thuyền rồng cùng nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng. Hiện tại có nhiều thuyết lý giải về nguồn gôc ngày Đoan ngọ. Không ít người cho rằng phong tục này bát đầu từ cái chết của công thần nước Sở là Khuất Nguyên thời Chiên Quốc. Khuất Nguyên vì bị các thê lực quan lại khác hãm hại, bị vua sở hắt hủi nên đã trẫm mình xuống dòng Mịch La vào ngày 5 tháng 5 âm lịch năm 278 TCN.
Từ đó người Trung Quốc đã gắn tết Đoan ngọ với sự kiện này để tưởng nhố Khuất Nguyên. Thuyết thứ hai, phủ nhận nguồn gốc tưởng nhớ Khuất Nguyên, song lại quy về vị công thần người nước Sở khác sang đầu quân cho Ngô vương Phù Sai thời Ngô – Việt giao tranh (thế kỷ 5 TCN) là Ngũ Tử Tư. Tướng quốc Ngũ Tử Tư, là người hết lời khuyên can Ngô vương Phù Sai đừng vì tửu sắc (ám chỉ Tây Thi, Trịnh Đán đem từ nước Việt sang) mà bỏ bê việc nước, cuối cùng bị Phù Sai ban cho thanh bảo kiếm để tự sát (năm 484 TCN). Tương truyền, sau khi mất ông đã biến thành thủy thần sông Đào (Đào thần). Đến thời nhí’» Đường ở Trung Quốc, một số văn sỹ thuật lại câu chuyện này… để lý giải nguồn gốc tết Đoan ngọ. So vối thuyết thứ nhất, thuyết này quy nguồn gôc tết Đoan ngọ về sớm hơn đến hơn 200 năm so với thuyết Khuất Nguyên. Thuyết thứ ba, lại cho rằng ngày Đoan ngọ bắt nguồn từ phong tục thờ rồng của cư dân Bách Việt vùng Ngô – Việt sông Dương Tử. Văn sĩ Văn Nhất Đa (1899 – 1946) ở Trung Quốc cho rằng ngày Đoan ngọ chính là ngày “Long tử” (ngày tế bái rồng) của người Ngô – Việt Chính trong ngày tế bái vật tổ này, người Ngô – Việt tó chức đua thuyền rồng, ăn bánh ú cùng nhiều hoạt động khác, sau lan ra cộng đồng các dân tộc Đông Á.
Tuy nhiên cần nhớ rằng từ rất lâu người Việt đã có tục xăm mình cho giống giao long dưới nước để khỏi bị hại. (Nhiều nhà khoa học cũng chứng minh rồng là sản phẩm của người Đông Nam Á chứ không phải người Trung Quốc). Thuyết thứ tư, cho gốc tích của ngày Đoan ngọ bắt đầu từ hiệu lệnh phát động luyện tập thủy chiến trên thuyền rồng của Việt vương Câu Tiễn. Sau 10 năm làm nô lệ cho Ngô vương Phù Sai, “nằm gai nếm mật”, Câu Tiễn trỏ về nước củng cô quân đội, cuối cùng tiến công diệt Ngô vào năm 428 (TCN). Thuyết thứ năm, gắn với tấm gương liệt nữ hiếu đạo Tào Nga thời Đông Hán ỏ Trung Hoa. Nàng quê ở Côi Kê (kinh đô nưóc Vu Việt cổ, nay là Thiệu Hưng). Cha nàng là Vu Sư, một hôm đi thuyền trên sông Thuấn (nay thuộc Chiết Giang) để triệu kiến thủy thần Ngũ Quân (Ngũ Tử Tư), chẳng may bị nước cuốn trôi mất xác. Tào Nga xót thương cha, lặn lội đi tìm 17 ngày nhưng không thấy. Ngày mồng 5 tháng 5, nàng nhảy sông tự vẫn, ba ngày sau thì nổi lên trong tư thế ôm chặt thây cha. Người đòi sau trong vùng hễ đến mồng 5 tháng 5 thì mỏ hội Đoan ngọ vừa tưởng nhớ Ngũ Tử Tư vừa tiếc thương “hiếu nữ” Tào Nga.
Ngoài ra vùng Quảng Tây còn có thuyết ngày Đoan ngọ gắn với công đức hy sinh của vị quan hiền Trần Lâm hết lòng yêu dân, sau khi qua đời được dân, mở hội Đoan dương đế tưởng nhố. Tất cả các thuyết trên đây đều chứng minh têt Đoan ngọ có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng lại không trả lời được câu hỏi: “liệu trước thời Câu Tiễn đã có tục đón tết Đoan ngọ hay chưa?”. Tất cả đều không bàn đến, đa phần các lý giải mang ý nghĩa chính trị ch lí không giải thích được vì sao lại mang tên Đoan ngọ va vì sao lại diễn ra ngày mùng 5 tháng 5.
Tất nhiên chúng tôi không có ý nói 5 thuyết trên là sai, chỉ xin đưa ra một cách lý giải khác để có cái nhìn toàn diện hơn. Theo các nhà nghiên cứu gần đây, thì Đoan ngọ bắt đầu từ đời sông nông nghiệp thực tiễn và do quần chúng lao động sáng tạo. Đây là tết cầu may, tết của Hự sống. Đoan ngọ có thế hiểu nôm na là “ngày nóng nhai trong năm”, hoặc “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhai trong năm”. “Đoan” nghĩa là bắt đầu (khai đoan); “Ngọ” chỉ giờ ngọ, tức khoảng thời khắc nóng nhất trong nga (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều). Theo lịch kiến Dan (nông lịch hiện nay), tháng 5 chính là tháng Ngọ. “Ngày 5” âm Hán Việt đọc là “ngũ nhật”, trong đó “ngũ” gàn với “ngọ”, cho nên Đoan ngọ còn gọi là Đoan ngũ.
Mại chi tiết nữa là ngày Đoan ngọ rất gần với tiết Hạ ( trong nhị thập tứ tiết khí nóng lịch, tức là ngày bắt (lan chuỗi ngày nóng nhất trong năm. Từ ngàn xưa vùng đất từ nam Dương Tử đến bui Đông Dương đã là vùng nông nghiệp lúa nước trù phú do các dân tộc Bách Việt gây dựng nên. Một sô nhà van hoá học cho rằng chính sự phụ thuộc vào tự nhiên theo kiểu “trông trồi trông đất trông mây, trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm” để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu mới là cơ sở để người nông nghiệp quan sát tự nhiên, quan sát thời tiết, từ đó biêt được ngày 5 tháng 5 âm lịch là ngày dài nhất và nóng nhất trong năm, là “ngày đại kỵ”. Trong điều kiện thời tiết khác thường như vậy, người Bách Việt cổ chủ trương không đi làm đồng, để bảo vệ sức khỏe, chỉ nên tô chức nấu nướng cúng tổ tiên và ăn uống, để tưởng nhớ tô tiên và đoàn kết gia đình, đua thuyền rồng, tắm sông, đê giải nhiệt, cầu mưa (rồng tượng trưng cho thủy thần), đeo bùa ngũ sắc cho trẻ em, để tránh tà ma hoặc đi hái thảo dược (hoặc trà) với niềm tin thảo dược sẽ có dược tính cao nhất vào giờ ngọ trong ngày. Vì thế, người Việt gọi ngày mồng 5 tháng 5 bằng cái tên nôm na là tết giết sâu bọ.
Cần chú ý thêm rằng, ngày tết Đoan ngọ là một trong chuỗi các ngày tết truyền thông ứng với ngày tháng số lẻ (tết Nguyên đán: 1 tháng giêng; tết xuống dồng: 3 tháng 3, tết Đoan ngọ: 5 tháng 5, tết Ngâu: 7 tháng 7; tết Trùng cửu: 9 tháng 9) và có liên quan đến tư duy số lẻ phương Nam. Hơn nữa, tết Nguyên đán của người Việt cổ tổ chức vào đầu tháng Tý, tức tháng 11 âm lịch (nay tổ chức vào đầu tháng Dần – tháng giêng).
Từ đầu tháng tý tính đến đầu tháng ngọ (tháng 5) là vừa tròn nửa năm, do vậy dân gian Việt Nam còn gọi ngày Đoan ngọ là tết nửa năm. ớ Việt Nam còn có cách giải thích khác cho rằng ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch là ngày giỗ quốc mẫu Au Cơ như trong câu ca dao: “Tháng năm ngày tết Đoan dương Là ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang”. Ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ được chọn vào ngày 5 tháng 5 được giải thích là xuất phát từ hai chuỗi chấm đen (mỗi dãy 5 chấm) bao quanh chòm 5 chấm trắng ( phần trung tâm Hà đồ trong thuyết Âm dương – Ngu hành. Số 10 (số âm lớn nhất trong dãy 10 chữ sô’ từ 1 đên 10) ở bên ngoài bao lấy con sô 5 ở bên trong được hiểu là bao lấy trung tâm của vũ trụ, bao lấy Ngũ hành Đó chính là hình ảnh mẹ Âu Cơ yêu thương đùm bọc đàn con trăm trứng đế gây dựng nên nong sông Việt Nam hôm nay.
Lấy số 10 tách đôi ra thì thành cặp 5 – 5, ứng với ngày 5 tháng 5, tượng trưng bằng hai dãy 5 chấm đen trong Hà đồ. Tuy nhiên, cách lý giải này chưa thật sự thuyết phục vì nó mang tính phiếm định và chưa thể hiện môi liên hệ nào vối tục ăn tết Đoan ngọ hiện nay. Cũng thật khó để khẳng định rằng thuyết nào đúng, thuyết nào sai: Đoan ngọ bắt nguồn từ phương Nam (do người Bách Việt sáng tạo ra) hay từ phương Bắc (do người Hán sáng tạo ra). Nhưng có một thực thê là các nhân vật được Trung Quốc tưởng nhớ trong ngày này đều là những người phương Nam: Khuất Nguyên, Ngũ Tử Tư, Tào Nga, Trần Lâm. Hơn nữa tết này được tổ chức long trọng nhất ở vùng sông nước Dương Tử và Hoa Nam (ứng vối vùng văn hoá Bách Việt cố). Thêm vào đó các dân tộc hậu duệ hoặc có lịch sử gần gũi với người Bách Việt như: Choang, Đồng, Miêu, Thuỷ… cũng hân hoan mở hội Đoan ngọ của riêng mình.
Ý nghĩa ngày tết Đoan ngọ của người Việt
Vào ngày này, người Việt còn có tục giết sâu bọ, đây là một đặc sắc Việt Nam, một bộ phận trong văn hóa lễ têt của dân tộc ta với những đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp. Người Việt ăn tết giết sâu bọ với các phong tục truyền thông: ăn rượu nếp vào lúc sáng sốm mới ngủ dậy, rồi sau đó ăn các loại hoa quả chua, chát – đặc sản của đầu mùa hè (vải, mận…) để làm cho sâu bọ trong người say và chết. Quả là một tâm lý rất “nhà nông” và phương pháp cũng rất “nông nghiệp”, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đó là ý thức phòng chông cáđ loại tật bệnh dễ phát sinh trong mùa nóng.
Ngoài ra, ngày Giết sâu bọ còn có một ý nghĩa tốt đẹp khác là dịp đế người nông dân dâng lên tố tiên, thần linh, tròi đất những sản phẩm cây trái đầu mùa, với tấm lòng biết ơn đồng thời cầu mong cho ngày thu hoạch được vẹn toàn, mùa màng không bị sâu bọ phá hại. Đó mới là ý nghĩa sâu sắc nhất, trọn vẹn nhất của ngày Giết sâu bọ. Nó phản ánh tinh thần toàn dân phòng chống bệnh tật và bảo vệ cây trồng, là sự đúc kết kinh nghiệm lâu đời của cư dân nông nghiệp.