Tại sao có ngày nhuận, năm nhuận và tháng nhuận?
Nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có ngày nhuận, tháng nhuận, năm nhuận? Mà không biết rằng theo quy luật cứ một năm sẽ có 365 ngày. Nhưng để quay quanh mặt trời một vòng thì phải đủ 1 năm nghĩa là đủ cả 4 mùa. Chính vì vậy phải cần thêm 5 giờ, 48 phút và 46 giây nữa mới quay hết một vòng. Thời gian này cộng lại sau 4 năm sẽ là 1 ngày. Ngày đó được xem là ngày 29/2 tức là tháng 2 của năm đó có thêm 1 ngày nhuận. Thế nên cứ 4 năm sẽ có 1 năm có 366 ngày và được gọi là năm nhuận.
Nội dung
Tại sao có tháng nhuận, năm nhuận ?
Tháng nhuận sẽ được tính theo âm lịch, nghĩa là lịch mặt trăng. Âm lịch là 354 ngày là một năm, số thời gian còn lại dư ra sẽ cộng lại thành 1 tháng. Tháng này được gọi là tháng nhuận.
Năm nhuận là năm có năm dương lịch trong đó có ngày nhuận. Cũng như năm âm lịch có tháng nhuận. Chính vì thế nhiều người sẽ không phải thắc mắc tại sao có ngày nhuận?
Cách tính năm nhuận ?
Năm nhuận là một năm Dương lịch có ngày nhuận trong đó hoặc năm Âm lịch có tháng nhuận. Như vậy một năm nhuận và không nhuận có tất cả bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng?
Cách tính năm nhuận dương lịch?
Để biết năm nhuận theo dương lịch chúng ta sẽ lấy số năm đó mà chia cho 4. Nếu kết quả không dư nghĩa là năm dương lịch đó có nhuận vào tháng 2 và cộng thêm một ngày là 29 ngày. Bởi theo như thông thường thì lịch của chúng ta trong tháng 2 sẽ có 28 ngày.
Cách tính năm nhuận âm lịch?
Cứ một tuần trăng sẽ rơi vào khoảng 29,5 ngày. Thế nên một năm âm lịch với một năm âm lịch 12 tháng sẽ có tất cả 354 ngày. Điều đó đồng nghĩa với năm âm sẽ ít hơn năm dương 11 ngày. Vì vậy cứ 3 năm sẽ thiếu mất 33 ngày. Cứ thế sau 3 năm sẽ phải thêm vào một tháng gọi là tháng nhuận tính theo âm lịch. Và những năm có tháng nhuận sẽ gọi là năm nhuận.
Trên đây là cách tính năm nhuận, tháng nhuận mà nhiều người thường tò mò. Dựa vào cách tính trên chúng ta sẽ biết những năm nào là năm nhuận? Mấy năm nhuận 1 lần? Từ đó có thể biết và lên kế hoạch cho các việc sắp tới.