Nội dung điếu văn tang lễ cụ bà
Tất cả chúng ta đều biết 4 từ “Sinh Lão Bệnh Tử” – Con người sinh ra, trưởng thành, rồi già yếu bệnh tật và chết đi, đây cũng là quy luật bình thường của cuộc sống. Chính vì vậy, Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên chúng ta phải thật trân trọng. Dưới đây là những bài điếu văn tang lễ cụ bà mẫu hay và ý nghĩa nhất chúng tôi đã chọn lọc.Mọi người cùng đọc và tham khảo nhé!
Đọc điếu văn tang lễ được diễn ra trong phần an táng
Nội dung
Phần an táng cụ bà
Lễ an táng còn gọi là Lễ “Phát dẫn -–đưa ma”.
Được giờ tốt đã chọn, mới tiến hành lễ. Thực hiện lễ an táng có 4 việc theo trình tự sau:
Cúng lễ trước khi di quan cụ bà, còn gọi là lễ “Khiển điện – tiễn biệt”
Đây là việc của gia đình. Thầy cúng hoặc tang chủ cùng con cháu nội ngoại thực hiện Lễ tiễn biệt người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng.
Mọi người theo thế thứ trong nội ngoại gia tộc, xếp hàng trước bàn thờ vong. Thầy cúng hoặc tang chủ thực hiện các bước thắp hương dâng rượu, nước, trang nghiêm như lễ phát tang và đọc lời ai điếu tiễn biệt lần cuối. Con cháu thành kính vái lễ. Quá trình hành lễ, nhạc tang tùy lúc tấu lên khúc bi ai Lâm khốc.
Làm Lễ truy điệu cụ bà
Đây là việc của Ban Lễ tang thay mặt Đoàn thể, chính quyền hoặc cơ quan đơn vị…làm sau lễ Khiển điện của gia đình. Bà con trong cộng đồng dân cư, cơ quan đơn vị… và bạn bè thân hữu tập trung trước bàn thờ vong cụ bà.
Đại diện Ban Lễ tang lên tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và mời Trưởng ban Lễ tang lên làm chủ lễ.
Chủ lễ trang phục tề chỉnh, trịnh trọng tiến vào bàn thờ vong, thắp ba nén hương rồi vái hai vái. Tang chủ của gia đình đáp lễ cũng vái lại hai vái. Lúc này phường bát âm tấu lên khúc nhạc Lâm khốc não nùng! Mọi người lặng im trong không khí lễ tang.
Chủ lễ bắt đầu hành lễ, đọc điếu văn. Chủ lễ đọc điếu văn cần chú ý diễn đạt nỗi đau thương của mọi người, thực sự chân thành xúc động; bằng giọng đọc sâu lắng truyền cảm. Lúc hào hùng khi nói về sự nghiệp công lao đóng góp của người đã ra đi. Khi thiết tha da diết về nỗi đau mất mát một người thân yêu…(Tránh đọc điếu văn như đọc một bản báo cáo!)
Nội dung điếu văn chủ yếu nói về thân thế sự nghiệp. Công lao đóng góp của người đã mất với cộng đồng và xã hội. Công lao sinh thành dưỡng dục con cháu nội, ngoại trưởng thành. Phần thưởng được tặng…Nỗi đau buồn của gia đình và mọi người từ nay mất một người vợ, người mẹ, người bà, người bạn v.v…
Tùy vị trí xã hội của người mất mà thực hiện nghi lễ theo quy định.
Nội dung điếu văn tang lễ Cụ bà
Kính thưa hương hồn cụ …………………………………
Kính thưa gia đình tang quyến.
Kính thưa các cụ ông, các cụ bà, các ông, các bà-thưa toàn thể nhân dân có mặt trong phòng tang lễ
Trong lúc toàn thể nhân dân trong xã đang ra sức thi đua lao động sản xuất ,chăm sóc lúa chiêm xuân. Chúng tôi nhận được tin cụ bà…………… đã trút hơi thở cuối cùng. Với tấm lòng xót xa thương tiếc, hôm nay Hội người cao tuổi thôn …..cùng các cụ ông, các cụ bà, các ông, các bà , bạn bè thân bằng cố hữu gần xa, cùng toàn thể nhân dân làng Vân Cốc hội tụ nơi này để tiễn đưa người hàng xóm, người mẹ thân thương của các con, người bà yêu quý của các cháu, người Con dâu của gia tộc họ …….. về nơi an nghỉ cuối cùng.
Cụ ………………………………………………….. sinh năm……. Quê quán ở …….Cụ được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân thuần thuý, cụ là xã viên HTX, là hội viên HNCT…..
Với gia đình cụ là người vợ mẫu mực, có trách nhiêm , cụ sinh được….người con;……..con trai…….con gái, các con cụ nay đều đã yên bề gia thất, với các con cụ luôn là người mẹ mẫu mực bao dung hết lòng vì tương lai con cái, với ban bè, người thân và những người trong xóm trong làng cụ luôn hoà nhã nhiết tình, trách nhiệm với mọi công việc được mọi người quý mến
Cụ……………………do tuổi cao, sức yếu mắc bệnh tuổi già nên sức cùng lực kiệt đã không qua khỏi và chút hơi thở cuối cùng vào hồi …. giờ…….phút, ngày…… tháng …..năm 2012 ( tức ngày…..tháng ….. năm nhâm thìn) hưởng thọ…….tuổi.
Thế là, Hỡi Cụ ơi
Cụ ra đi về cõi vĩnh hằng
bầu trời hôm nay ảm đạm
Hoa lá cỏ cây thôi cười
Tiếng chim bên đồi ngừng hót
Dòng suối mát trong ngưng chảy
Không gian bốn bề vắng lặng
Hàng cây ủ rủ ven đường
Bàn thờ bóng phủ thê lương
Tro tàn rơi rụng bát hương
Vầng trăng mây đen che khuất
Lạnh lẽo lối đi quanh nhà
Bến sông con đò xao xác
Ngọn gió heo may vờn thổi
Cuốn đi chiếc lá tiêu điều…
Cụ đi rồi… U tịch… Cô liêu…
Kính thưa hương hồn cụ
Thế là chỉ còn ít phút nữa thôi cụ sẽ vĩnh biệt chúng tôi để về với tổ với tiên, để vui với nắng sớm mây chiếu, vui với bồng lai tiên cảnh. Tình đời đứt đoạn nỗi đau khôn cùng. Với đạo đức của cụ ban bè , xóm làng ai cũng lưu luyến tiếc thương
Cụ ra đi chồng cụ mất đi một người vợ mẫu mực, yêu thương, các con mất đi người mẹ hiền hoà, kính trọng bao dung độ lượng, các cháu mất đi người bà vui tính yêu thương; Cụ ra đi, gia đình mất đi một cột trụ vững chắc, một chỗ dựa tinh thần không gì thay thế nổi. Chồng không được nhìn thấy vợ, con không nhìn thấy mẹ, cháu không nhìn thấy bà, âm dương cách biệt; Cụ ra đi, gia tộc dòng họ Thân mất đi một người con dâu hiếu thảo, một tấm lòng luôn trọn vẹn với làng xóm, quê hương. Cụ ra đi, bạn bè, xóm giềng mất đi một người bạn chân tình, cởi mở; hết lòng vì cộng đồng dân cư, Hội NCT mất đi một hội viên , một cây cao bóng cả tỏa mát cho đời.
Kính thưa gia đình tang quyến!
Trong giờ phút đau đớn tiếc thương vô hạn, chúng ta tiễn đưa cụ …………………………. vào cõi vĩnh hằng, thay mặt HNCT và toàn thể nhân dân trong thôn.
Chúng tôi xin chia sẻ với gia đình nỗi đau thương mất mát lớn lao này và xin hứa với cụ
Chúng tôi HNCT đoàn kết thống nhất, cùng với nhân dân trong thôn thi đua sản xuất thực hành tiết kiệm xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, thôn làng văn minh; Xin kính chúc cụ an giấc ngàn thu, mả đẹp mồ yên – sống khôn thác thiêng, phù hộ độ trì cho gia đình, cho nhân đân luôn mạnh khoẻ để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh
Trước bàn thờ khói hương bay toả, để tưởng nhớ hương cụ và vĩnh biệt cụ mãi mãi chúng tôi đề nghị tất cả các cụ ông, các cụ bà và toàn thể nhân dân có mặt trong phòng tang lễ để một phút mặc niệm.
Phút mặc niệm bắt đầu….
Di quan
Trước khi di quan, đại diện gia đình nói lời cảm ơn và xin được lượng thứ, có điều gì khiếm khuyết trong lúc tang gia bối rối.
Bà con trong nội tộc và bạn bè… cùng nâng quan tài bằng tay hoặc đặt trên vai, dưới sự chỉ huy của một người cầm hai thanh tre (phách) gõ hiệu lệnh. Yêu cầu làm sao cho quan tài luôn thăng bằng, đến mức chén rượu để trên nắp quan tài không sánh ra giọt nào. Khi di quan phải thật sự chậm rãi, từ từ từng nửa bước chân một. Vừa thể hiện nỗi đau tiễn biệt muốn níu kéo lại, cũng là vừa đảm bảo cho quan tài luôn được thăng bằng, để người ra đi trong giấc ngủ yên lành!
Một số nơi thành lập đội tùy từ 6 đến 8 người, áo quần đồng phục một mầu, có giầy, mũ và găng tay, làm công việc di quan ra xe tang. Đây là mô hình tốt nên phát triển rộng. Chính quyền thôn làng, khu phố kết hợp Hội người Cao tuổi đứng ra làm. Kinh phí chắc chắn nhân dân ở cộng đồng sẽ hưởng ứng. Vì đáp ứng nguyện vọng chu đáo và nghiêm túc trong Tang lễ. Nên để Hội Người Cao tuổi quản lý các đồ dùng cho Tang lễ.
Ở vùng nông thôn hiện nay, hầu như không mấy đám khiêng quan tài nữa. Làng quê đều có xe tang thô sơ chở quan tài, úp trên quan tài là nhà táng bằng gỗ hoặc khung sắt có phủ vải thêu các hoa văn rồng phượng sặc sỡ.
Thị xã và Thành phố có xe tang đen của Công ty mai táng thực hiện việc này.
Trên đường đưa ma vẫn còn tục rải vàng mã. Nên chăng cần giảm bớt tiến tới bỏ hẳn đi để bảo đảm vệ sinh môi trường.
Ngày trước thực hiện theo Thọ Mai Gia Lễ, việc đưa ma vô cùng phiền phức: Đi đầu là hai phương tướng mặc áo mũ đạo sĩ, đeo mặt nạ, cầm dao hoặc binh khí để trừ tà ma, rồi đến đoàn người vác cờ tang. Tiếp là Minh tinh, Vòng hoa, Trướng, Câu đối, Linh xa, Phường bát âm có phèng phèng, thanh la, kèn, trống. Rồi đến đoàn người khiêng Nhà táng. Nhà táng làm bằng khung tre nứa, dán giấy mầu, chạm trổ các hoa văn và hình rồng phượng tinh xảo sặc sỡ, úp trên quan tài. Nhà phú qúy, nhà táng làm cao ba tầng như một cung điện nguy nga!
Sau cùng là đoàn người đi đưa ma… Người chết là phật tử còn có đoàn đội cầu. Cầu là một băng vải mầu, dài trên 10 mét, hai diềm may vải mầu khác loại. Các già đi dưới cầu, tay lần tràng hạt, miệng đọc kinh, cầu cho người ra đi chóng được an nhiên siêu thoát.
Trưởng nam thì phải cha đưa mẹ đón. Trong trường hợp này, tang mẹ, con trai cụ bà phải đi chân đất, chống gậy vông đi lùi trước quan tài, gọi là “đón”. Con gái và nàng dâu khi đến cầu và ngã ba phải nằm xuống đất cho người ta khiêng quan tài qua, gọi là “lăn đường”. Đây là một hủ tục xét ra không cần thiết. Bây giờ không ai làm nữa. Hiếu tại tâm mới là chí hiếu. Ở vùng quê ngày trước, một đám tang từ nhà ra nghĩa địa khoảng một cây số, nhưng phải đi mất một buổi mới tới nơi hạ huyệt . Bởi vậy trên đường đi phải có nhiều trạm nghỉ.
Nhà phú quý còn có nhà trạm, để dừng nghỉ và cúng tế giữa đường, đến nghĩa địa lại có trạm tế trước khi hạ huyệt. Đoàn người đưa tang đi thật chậm, dưới sự chỉ huy của một người gõ phách giữ nhịp và luôn giữ thăng bằng quan tài. Người khiêng phía trước điều chỉnh tốc độ, không cho người phía sau bước nhanh được.
Hạ huyệt
Đến nơi hạ huyệt, đặt hai đòn tre ngang qua huyệt. Di quan tài đặt trên hai đòn tre. Lồng hai giây chão chắc chắn dưới quan tài, dùng khi hạ quan tài cho thuận tiện.
Sau khi ổn định các thứ mang theo, mọi người đứng xung quanh. Bắt đầu hành lễ. Trước hết là Lễ cáo Thổ thần xin cho cụ bà được nhập mộ. Tiếp theo là lễ vĩnh biệt lần cuối, xưa gọi là lễ “Thành phần – đắp mộ”. Trong Lễ Thành phần cũng đủ các bước do thầy cúng điều khiển.
Xong Lễ hạ quan tài, chỉnh hướng cho phù hợp hướng của năm. Trải tấm minh tinh lên nắp quan tài. Con cháu lui ra, vì không ai nỡ chôn người thân. Bạn bè thân hữu bỏ nắm đất vĩnh biệt. Người ngoài hoặc ban quản trang làm công việc chôn và đắp mộ. Có nơi lát một lớp cỏ che kín mộ. Chôn bia tạm, để bát cơm cúng, chén rượu trên mộ, thắp hương trước bia và trên mộ, xếp vòng hoa tang chung quanh.
Mọi người đi một vòng quanh mộ, tiễn biệt lần cuối người ra đi về nơi an nghỉ cuối cùng.
Nếu có nhà táng giấy, đốt luôn cùng với những thứ đồ dùng của người chết thấy cần thiết phải đốt.