Nghi lễ khi trẻ chào đời

Chia sẻ ngay

Nghi lễ khi trẻ chào đời là nhưng thủ tục của dân gian truyền tay nhau qua các thế hệ, mong cho đứa trẻ chào đời mạnh khỏe bình an tốt lành.Dưới đây là mọt số  nghi lễ lúc bé chào đời mà người nay cần biết:

 Nghi lễ đón trẻ sơ sinh

Tục xưa của người Việt, khi trẻ vừa sinh ra, phải chọn người đón trẻ từ tay bà đỡ (dân gian gọi là đón tay). Người đón trẻ phải là người nhanh nhẹn tháo vát, khéo léo, sống chan hoà, dễ dãi, để sau này trẻ lớn lên sẽ thông minh và nhanh nhẹn.

Người xưa còn có quan niệm, khi đón trẻ sơ sinh ở nhà hộ sinh hoặc nơi đứa trẻ được sinh ra (không phải nhà mình) thì trên đường đi người nhà phải quệt nhọ nồi vào trán trẻ, hoặc người bế trẻ phải mang theo con dao, hoặc chiếc đũa, tỏ ý rằng đứa trẻ đã được đánh dấu rõ ràng, ma quỷ không dễ gì bắt đi.

?????????????????

Nghi lễ đốt vía cho trẻ

Trẻ khi mới ra đời thường chỉ ở trong buồng kín với mẹ để tránh gió, tránh tiếng động,… Người xưa cho rằng trẻ khóc hoặc ốm là do gặp phải người vía dữ vào thăm. Vì vậy phải đốt vía cho trẻ bằng cách dùng chiêc nón hoặc áo tơi cũ (loại áo đan bằng lá cọ đê đi mưa), chối cũ để đốt. Dân gian tin rằng làm như vậy trẻ sẽ thôi khóc và khỏi ốm.

Nghi lễ đặt tên cho trẻ

Tục xưa, trẻ mới sinh ra thì mọi người thường gọi là: thằng Cu, thằng Cò, con Hĩm, thằng Mực, con Cún, thằng Chắt em, con Chắt ả… Các cụ ta thường quan niệm rằng, đặt tên xấu cho trẻ sẽ dễ nuôi.

Trong xã hội cũ, tình trạng hữu sinh vô dưỡng khá phổ biến, ít có gia đình sinh năm đẻ bảy được vuông I ròn, vì vậy qua các tuần cữ mới tạm yên tâm, khi đó mới đặt tên huý (tên chính thức).

Nhà văn đời Tông là Âu Dương Tu có nói: cổ nhân (lặt tên xấu xí cho trẻ con là để dễ nuôi dưỡng. Người xưa cho rằng tên người và tình trạng của bản thân có Hự liên hệ thần bí nào đó. Theo quan sát của người xưa thì ngựa, dê, trâu, bò, chó có khả năng sinh,tồn và sức Hống mạnh hơn con người rất nhiều, đặc biệt khả năng Ihích ứng với hoàn cảnh bên ngoài mạnh hơn nhiều so với con người. Dùng tên gọi của những con vật thấp kém này đặt tên cho trẻ là để hy vọng chúng cũng có khả năng sinh tồn, sức sông cao, tính thích ứng với hoàn cảnh mạnh như những con vật ấy. Điều này phản ánh tấm lòng mong mỏi nuôi nấng con cái khoẻ mạnh của người xưa.

Đặt tên cúng cơm xấu xí cho trẻ còn có một lý do nữa là muôn tránh cho trẻ con khỏi chết yểu. Thòi kỳ cổ xưa khi mà nền y học chưa phát triển, điều kiện vệ sinh kém, tỷ lệ tử vong ở trẻ là rất cao, người ta cho rằng những đứa trẻ chết yểu là do quỷ thần lấy mất linh hồn của chúng. Theo quan niệm cũ thì quỷ thần thích linh hồn của những trẻ em xuất chúng về các mặt. Chính vì thê mà phải đặt cho chúng những cái tên thật xấu xí, để tránh sự chú ý của quỷ thần, để bảo vệ an toàn tính mệnh của trẻ.

Khi đặt tên cho con thường dùng những tên có liên quan đến bô’ mẹ, tên anh chị em, ví dụ cha mẹ tên là Cam thì con sẽ là Quýt, chị Bưởi em là Bòng.

Con trai đến tuổi ghi vào số đinh, thường bỏ tên xấu xí, đặt tên có ý nghĩa. Riêng con gái vẫn giữ tên xấu đấy cho đến khi lấy chồng thì được gọi theo tên chồng.

Những gia đình gia giáo, quyền quý, học rộng biết nhiều, cũng không đặt tên con lúc mới sinh, nhưng cũng không gọi tên thô tục mà gọi là cậu bé, cô bé… khi con lên 3, 4 tuổi mới đặt tên tục đế tạm gọi.

Khi đặt tên chính thức cho con, người ta tuyệt đối tránh tên những vị thần làng mình và làng bên cạnh. Tránh tên ông tổ họ nội, họ ngoại và ông tổ những họ trong làng, tránh tên cha mẹ, ông bà của bạn mình. Tránh tên vua, chúa. Và mỗi khi một ông vua lên ngôi, thì những thần dân có tên trùng vối tên vua, hoặc trùng vối tên của những người thân thích của vua, phải đổi ngay tên khác, nếu không sẽ bị xử tội. Dưối triều Nguyễn không những kỵ huý tên các vị vua, hoàng hậu… mà ngay cả tên cung điện, tên lăng tẩm của các vị tiên vương cũng không được dùng đế đặt tên.