Ngày giao thừa năm 2025 là ngày nào?

Chia sẻ ngay

Giao thừa là đêm đánh dấu thời điểm quan trọng nhất trong năm. Là sự chuyển giao ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới. Theo quan niệm của ông bà ta, thì đây thời điểm đánh dấu trẻ nhỏ thì thêm tuổi trưởng thành còn người già thêm trường thọ. Nó còn mang ý nghĩa xua đuổi tà khí, ma quỷ mọi điều không tốt đẹp trong năm cũ đi. Rước nhiều may mắn thành công đến cho năm mới.

Các bạn đang háo hức, vì chỉ còn chưa đầy một tháng nữa thôi là đến tết âm lịch năm 2020. Không biết năm nay giao thừa năm 2020 vào ngày nào? Và thủ tục đón giao thừa như thế nào? Các bạn hãy đọc bài viết sau đây của chúng tôi và bạn sẽ có câu trả lời ngay cho mình.

Giao thừa năm 2020

Đêm giao là đêm cuối năm rất tối trời, cho nên dân gian có câu “tối trời như đêm ba mươi”. Nhưng nửa đêm về sáng lại là thời gian của ánh sáng. Vì vậy, đây được coi là khoảng thời gian của sự nghỉ ngơi. Để rũ bỏ những muộn phiền, là đêm của tĩnh lặng và thiêng liêng cùng. Với những phong tục đêm giao thừa đã có có từ bao đời nay của người Việt.

Giao thừa là gì? Giao thừa được xác định là giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng 12 và ngày Mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau). Cụ thể thì năm nay giao thừa được xác định là vào giữa ngày 30 tháng chạp âm lịch và ngày mồng 1 tháng Giêng. Trong đó, thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng). Đây là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới và gọi là Giao thừa.

Giao thừa 2020 vào ngày mấy dương lịch?

Ngày giao thừa năm Canh Tý 2020 là vào ngày 24/1/2020. Tức ngày 30 tháng chạp âm lịch (30 tết). Đây là khoảng thời gian ý nghĩa và thiêng liêng nhất, là sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Mọi người cùng chúc nhau có một năm gặt hái nhiều thành công, an khang thịnh vượng.

Thủ tục đón giao thừa 2020

Lễ giao thừa (Lễ trừ tịch)

Vì sao lại có lễ giao thừa này? Bởi nó có ý nghĩa là đem bỏ đi hết những không vui, không tốt của năm cũ sắp qua. Đón những điều may mắn và tốt đẹp nhất của năm mới sắp tới.

Lễ trừ tịch là một trong những phong tục đêm giao thừa Tết Nguyên Đán 2020
Lễ trừ tịch là một trong những phong tục đêm giao thừa Tết Nguyên Đán 2020

Lễ vật như bánh chưng, thủ lợn hoặc con gà, mứt kẹo, hoa quả, trầu cau, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm cỗ mũ của Ðại Vương hành khiển. Lễ vật dù ít hay nhiều thì cúng không thể thiếu vàng hương, vàng lá hay vàng thỏi. Phụ thuộc tùy vào tập tục địa phương và nhất là không quên được rượu, vì vô tửu bất thành lễ.

Các gia đình thường cúng lễ giao thừa với sự thành tâm nhất. Người Việt mình luôn có lối sống bình dị. Chính vì vậy, nên việc trang trí bàn thờ cũng đơn giản không cầu kì phức tạp. Chỉ với một chiếc bàn con với mâm lễ vật, có khi lễ vật được đặt trên một chiếc ghế đẩu. Hương thắp lên được cắm vào một chiếc ly đầy gạo hoặc vào một chiếc lọ nhỏ để giữ chân hương.

Cúng giao thừa

Theo phong tục Việt nam từ xa xưa, thì khi cúng giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà. Mọi người chuẩn bị chu đáo để cho bài văn đêm khấn cúng giao thừa ngoài trời. Đón người đến xông đất, mang thần tài vào nhà.

Cúng giao thừa không thể thiếu của người Việt là cúng ngài trời hoặc ở trong nhà
Cúng giao thừa không thể thiếu của người Việt là cúng ngài trời hoặc ở trong nhà

Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường sẽ làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh. Cúng những cô hồn lang thang, không nơi nương tựa.

Lễ chùa, đình, đền

Từ lâu nay, người Việt mình thường có tục lệ là sau khi lễ giao thừa ở nhà xong, mọi người thường rủ nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện. Nhằm để cầu xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình có một năm đầy may mắn và thật nhiều sức khỏe. Bên cạnh đó, nhân dịp người ta thường xin quẻ đầu năm.

Kén hướng xuất hành

Kinh nghiệm ông bà ta truyền lại rằng. Khi chúng ta đi lễ, thì ngày giờ xuất phát và hướng đi là rất quan trọng. Vì vậy, họ sẽ kén giờ và kén hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp được may mắn và suôn sẻ trong năm. Ngày nay, người ta đi lễ nhưng ít người kén giờ và kén hướng.

Hái lộc

Ði lễ chùa, miếu, đình, điện xong, lúc trở về thường sẽ có tục lệ là mọi người sẽ hái một cành cây mang về. Nghĩa là lấy lộc của Trời đất Phật Thần ban cho. Khi đi lễ trước cửa đình, cửa đền, thường có những cây đề, cây đa, cây si cổ thụ. Mỗi khi khách đi lễ về, mỗi người sẽ bẻ cho mình một cành nhỏ để mang về người ta gọi đó là cành lộc.

Hương lộc

Thay vì xin cành lộc mang về, một số người sẽ xin quẻ hương mang về nhà
Thay vì xin cành lộc mang về, một số người sẽ xin quẻ hương mang về nhà

Người Việt chúng ta còn có một tục lệ nữa là trong lúc xuất hành đi lễ. Thay vì hái lộc cành cây, thì họ lại xin lộc tại các chùa miếu, đình đền. Bằng cách đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ. Rồi sau đó mang hương cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công của nhà mình. Họ luôn tin rằng Phật thánh sẽ phù hộ cho được phát tài lộc quanh năm. Và ngọn lửa chính là tượng trưng cho sự phát đạt đó.

Xông nhà

Xông nhà là một thủ tục không thể thiếu của người Việt khi đón giao thừa. Thường thì người ta cúng giao thừa ở nhà xong, gia chủ mới đi lễ đền chùa. Gia đình có nhiều người, sẽ chọn một người hợp nhẹ vía nhất để đi từ lúc chưa đến giờ giao thừa. Rồi khi lễ giao thừa đến sẽ dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm. Sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về và lúc trở về đã sang năm mới. Người này đã tự xông nhà cho gia đình mình. Nhằm đem lại cho gai đình có một năm làm ăn phát tài, phát lộc.

Làm như vậy, là để tránh phải nhờ phiền hà đến một người khác tốt  vía khác đến xông nhà cho gia đình. Trường hợp nếu không có người nhà dễ vía để xông nhà. Người ta sẽ nhờ một người khác trong anh em có vía tốt để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà. Mục đích là để trước khi có khách tới chúc Tết cho gia đình, để người này đem lại sự may mắn cho gia đình.

Trên đây là những thông tin cơ bản về ngày giao thừa năm 2020 và thủ tục đón giao thừa của người Việt. Chúng tôi kính chúc các bạn có một năm mới thật nhiều sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công.