Nên hay không nên rút tỉa chân hương?
Những ngày cuối năm việc dọn dẹp bàn thờ là việc làm quan trọng với mong muốn sang năm mới mọi việc thuận lợi. Yêu cầu cần phải thận trọng và hết sức chú ý để tránh các điều kiêng kỵ. Vậy nên hay không việc rút tỉa chân hương?
Nội dung
Nên hay không việc rút, tỉa chân hương?
Nhiều người quan niệm rằng bát hương càng đầy thì càng linh, tức là không rút tỉa chân hương. Để chân hương đầy đặn, um tùm chân hương sau cắm lên chân hương năm này qua năm khác thì gia chủ sẽ có nhiều lộc hơn.
Theo các chuyên gia phong thủy, việc dọn dẹp bàn thờ thì tỉa chân hương là việc quan trọng nhất. Nếu để bát hương quá đầy vừa khiến bát hương bị rác vừa làm bàn thờ sẽ nhanh bụi bẩn. Ngoài ra còn tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn cao nếu không cẩn trọng.
Việc để chân hương quá đầy những nén hương sau sẽ không chạm được vào bát hương được mà chèn lên chân hương trước. Như vậy sẽ không còn ý nghĩa. Thêm vào đó bát hương có chân hương cao giống như cái cột che mắt thần linh, gia tiên. Giống việc đang ngồi mà có vật gì chắn trước mặt sẽ cảm thấy rất khó chịu.
Chân hương trong bát quá um tùm nên chọn những ngày cát lành trong năm để tỉa bớt, điều này giúp tránh hỏa hoạn khi thắp hương. Bát hương đẹp để tỏ lòng thành với tiên tổ cũng là điều nên làm. Nếu chân hương không quá nhiều thì có thể làm vào dịp cuối năm như thường lệ.
Tỉa chân hương đúng cách?
Bàn thờ là nơi trang nghiêm thanh tịnh nên bàn thờ chưa sạch sẽ và lau dọn ngay. Hoặc đặt lịch định kỳ lau chứ không không phải cứ phải chờ đến dịp gần Tết mới lau dọn.
Với những nhà thường thắp hương hằng ngày do đó bát hương rất nhanh đầy. Việc tỉa chân hương thường mấy tháng 1 lần để giữ mỹ quan bàn thờ sạch sẽ, sáng sủa. Khi thực hiện công việc này cần phải làm một cách thành tâm, nghiêm túc với lòng thành kính với người trên.
Mỗi gia đình thường có 2 bàn thờ: Bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông Công và đều phải tỉa chân hương. Chọn ngày tốt sau đó thắp hương xin phép bề trên trước khi lau dọn bàn thờ. Xin thần linh, tổ tiên, gia tiên được phép lau dọn bàn thờ, sau đó mới được thực hiện công việc.
Sau khi lau dọn bàn thờ thì tỉa hết chân hương đi rồi. Tiếp đến lau chùi bát hương sạch sẽ bằng nước thơm. Cắm chân hương cũ vào khoảng 3 – 5 chân hương rồi đưa bát hương vào đúng vị trí cũ.
Những chân hương đã tỉa nên đốt trong lò hóa vàng rồi tro đem đổ xuống sông, hoặc vùi vào gốc cây. Tránh việc vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc các nơi ô uế.
Lau dọn bát hương đúng cách
Những bát hương nào có tro đầy thì dùng thìa xúc từng thìa tro đổ bớt ra ngoài. Tránh việc rút chân hương từng nắm rồi cầm bát hương đổ tro bừa bãi ra ngoài, vì đây là việc làm cho làm tán tài. Khi lau bát hương nên giữ cố định bát hương, lấy khăn ẩm nhúng rượu pha gừng hoặc nước thơm để lau sạch.
Chẳng may trong quá trình lau dọn có xê dịch chút ít thì gia chủ không nên quá lo sợ. Đặc biệt không nên bê bát hương đã được an vị ra chỗ khác để bao sái bàn thờ. Sau khi lau dọn sạch sẽ hãy bày lại bài vị phật, thần, gia tiên như cũ.
Nếu gia đình bạn muốn thay bát hương, tôn bát hương, bốc lại bát hương thì có thể làm luôn dịp cuối năm.
Công việc lau dọn bàn thờ không nhất thiết là làm lễ xong mới làm được. Có thể lau dọn rồi làm lễ để hóa giải được sơ xuất, sự xếp đặt không đúng hoặc chưa chuẩn.
Những ngày cuối năm dù cho bộn bề công việc đến đâu thì việc lau dọn bà thờ không thể bỏ qua. Việc tỉa rút chân hương là điều cần thiết để mỗi khi sửa sang bàn thờ đón Tết.