Nguồn gốc lịch sử của lễ mừng thọ

Chia sẻ ngay
Lễ mừng thọ là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và để xã hội thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với người cao tuổi. Thông thường, 70 tuổi gọi là thượng thọ, 80 tuổi là đại thọ, 90 tuổi là thượng thượng thọ và tròn 100 tuổi là bách tuế hay bách niên chi lão.

Lễ mừng thọ thường được diễn ra vào dịp đầu Xuân hoặc vào đúng ngày sinh. Phong tục này không rõ chính xác có từ bao giờ, nhưng đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác và tồn tại cho đến ngày nay, trở thành một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt.

Từ thê kỷ 19, vua Tự Đức ban một sắc lệnh huy động những trai đinh trong độ tuổi 18 – 55 phải đi lao Những người đi lao dịch ai cũng biết “đi dễ, khó vể” nhưng lệnh vua ban khó bê trôn tránh. Vì muốn tri ân những người lớn tuổi trong làng, viên quan Chánh tổng Ngãi Âm, người làng Hàm Dương, tổng Ngãi Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương (nay là làng Hàm Hương, xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) đã chống lại lệnh vua ban bằng việc ra một quyết định những người đến tuổi 55 vào dịp Tết Nguyên đán sẽ ra trình lão. Bởi những người đã lên trình lão thì sẽ không còn bị bắt đi lao dịch, không còn phải lo sợ bỏ xác nơi đất khách quê người… Hàng thế kỷ trôi qua, kể cả trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc, nhưng tục lệ tốt đẹp và nhiều ý nghĩa này vẫn được dân làng Hàm Dương duy trì và gìn giữ cho đến ngày hôm nay.

Chuyện chúc thọ ngày xưa…

Thời xưa, cứ mỗi độ xuân về, người ta thường treo đôi câu đối trong nhà: “Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ/ Xuân mãi càn khôn, phúc mãn đường”. Nghĩa là: Trời thêm năm tháng, người thêm thọ/ Xuân khắp
non sông phúc khắp nhà”.

DSC_4499_871216445

Ở các làng quê Việt Nam, mỗi khi Tết đến xuân về, người ta thường hay chúc nhau những điêu tốt đẹp nhất trong cuộc sống . Trong đó, không thể không kể đến lời chúc trịnh trọng “sống lâu trăm tuổi” dành cho các bậc cao niên như một sự tri ân nguồn cội. Vào ngày mồng 4 – 5 Tết ,nhiều nơi trên khắp mảnh đất chiều dài hình chữ S,các làng vẫn duy trì tục mừng thọ tập trung cho những người cao tuổi, thường là được tổ chức ơ ngoài đình, gắn vói tục lên lão ở tuổi 60, vói quy ước: Lục thập trượng ư hương (60 tuổi chông gậy ra làng), thât thập trượng ư quốc (70 tuổi chông gậy ra nước), bát thập trượng ư triều (80 tuổi chông gậy vào triều đình), và những người ở độ tuổi 90 trở đi thì “thiên tư trân tàn hiếu đức” (Vua đem đồ trân quý đến tận nhà, kính tuổi già mà còn chuông đức).

Sách Mạnh Tử có chép: “Trốn triều đình không gì bằng tước. Trốn hương đảng không gì bằng tuổi. Giúp đòi trị dân không gì bằng đức. Ba điều thiên hạ suy tôn thì tuổi cao bậc nhất !” hay như Thiên Hoàng trù trông kinh thư chép 5 phúc có câu “Thọ ngũ phúc vi tiên” nghĩa là Thọ đứng đầu 5 phúc: sống lâu (Thọ mạnh)giàu có, mạnh khỏe, không tai nạn, sống yên thì sống lâu (Thọ mạnh) đứng hàng đầu.

Người xưa quan niệm :
Sáu mươi tuổi là “kỳ”
Bảy mươi tuổi là “lão”
Tám mươi tuổi là “diệt”
Chín mươi tuổi là “mạo”

Từ “điệt”(80 tuổi) dù có tội .cũng không phải gia hình.
Dân ta thường nói: “Trọng già, già để tuổi cho” như nhắc nhở mọi người phải biết tôn kính người già,gìn giữ gia phong, phép nước. Tục khao lão, mừng thọ thể hiện truyền thống văn hóa của người Việt Nam. Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, gia đình có người già được ra đình “khao lão” (chúc thọ) phấn khởi hẳn lên. Nếu như trước kia việc đó là chuyện riêng của mỗi nhà, mỗi họ thì nay đã trở thành vui chung của các đoàn thể xã hội.

Trình lão ngày nay:

Theo những người cao tuổi sống tại làng Hàm Dương (xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) tục trình lão đầu xuân có từ thế kỷ 19 và vẫn được duy trì hàng năm kể cả thời chiến tranh, loạn lạc. Dù có gặp khó khăn đến mấy, mỗi người dân đều cố gắng duy trì tục lệ của làng. Bất kể người con nào của làng, dù còn ở làng hay đã đi làm xa, dù là dân thường hay những người có quyền chức, đến tuổi 55 muốn được trình lão đều phải đăng ký trong hội đồng tuổi của làng thì mới được tham gia. Nhiều người không đăng ký trong hội đồng tuổi, đến tuổi 55, dù có xin nộp phạt để được ra trình lão cũng không được làng châm chước.

Để chuẩn bị cho sự kiện trọng đại này, các nghi được chuẩn bị từ ngày 24 Tết. Từ ngày hôm đó,những người chuẩn bị ra trình lão tập trung lại quét dọn sửa sang đình (chùa) làng. Chỉ có những người sắp ra trình lão làm việc với nhau một cách cẩn trọng và tỉ mỉ ,con cháu không được nhúng tay vào, người có tiền lương cũng không thể thuê người khác làm hộ. Điều đó thể hiện trong hương ước chung của làng dành cho những người trình lão năm đó và sẽ chính thức lên lão vào 5 năm sau, khi tròn 60 tuôỉ. Sau đó, làng sẽ bầu ra một trưởng ban khánh tiết. Để được bầu làm trưởng ban khánh tiết thì đó phải là người cao tuổi, sống đức độ, con cái thành đạt và phải được dân làng tín nhiệm. Trưởng ban khánh tiết sẽ giữ trọng trách “điều hành” ngày lễ trọng đại này.

Từ chiều ngày 30, buổi trình lão bắt đầu từ nhà ông trưởng ban khánh tiết bằng việc chuẩn bị đồ lễ gồm có một mâm xôi, thủ lợn, hoa quả, trầu cau và rượu. Số tiền sắm lễ đều do những người trình lão đóng góp hàng năm, khi tham gia hội đồng tuổi, đồng đều như nhau; ngày xưa chỉ là 1 đồng / tháng, còn bây giờ mỗi người đóng 10.000 đồng / tháng được quy ra thóc. Sau khi đồ lỗ đã được chuẩn bị xong, tất cả những người được làng cho ra trình lão năm đó trang phục chỉnh tề sẽ đi một vòng quanh làng trước sự chứng kiến của đông đảo dân làng cũng như các cụ lên lão cùng năm. Thực hiện nghi lễ này xong, tất cả ai về nhà nấy, đợi đến đúng đêm giao thừa sang canh ra đình tê
lễ. Khi tiếng trống sang canh giao thừa vừa điểm cũng là lúc ông trưởng ban khánh tiết và một cụ cao tuổi nhất làng tố chức hướng dẫn cho mọi người tê lễ, cảm ơn trời đất mưa thuận gió hòa cho dân làng một mùa bội thu, trong tiêng nhạc của phường bát âm rộn ràng, réo rắt. Trong lời tế lễ không khi nào thiếu đi những mong muốn mưa thuận gió hòa cầu cho làng được bình an, dân làng mạnh khỏe, làm ăn tấn tới…

Sáng mồng 1 Tết, dưới sự “chỉ huy” của ông trưởng ban khánh tiết, tất cả những người trình lão cùng với các ông bà lên lão 60 sẽ đi chúc thọ người cao tuổi trong làng như một sự tri ân người đã đóng góp nhiều công sức cho việc làng, việc nước. Và không thể thiếu trong dịp này, những người trình lão sẽ làm một việc thiện có ích này đế con cháu noi theo. Có thế là thăm hỏi chúc những gia đình thương binh liệt sĩ, người nghèo… hay trồng một hàng cây xanh tại đường làng hoặc nhưng nơi công cộng.