Tìm hiểu về lễ rước dâu trong cưới hỏi
Thơi xưa, ỏ vùng nông thôn, cô dâu chú rể nếu là người cùng làng, xóm với nhau thì người ta thường đi rước dâu vào ban đêm. Lúc đi phải chọn giờ tốt, nhất là chọn được giờ hoàng đạo. Do việc kiêng cữ cẩn thận, có nơi trước khi đoàn đi đón dâu, người ta chọn một người đàn ông tính ôn hòa, phóng khoáng ra đứng sẵn ỏ ngõ, để đoàn đi gặp may mắn (người xưa quan niệm “ra ngoài gặp trai” mọi việc đều thuận lợi), mọi người vui vẻ. Xưa ở nông thôn, dọc đường đám cưới đi qua, đám trẻ hiếu kỳ thường cõng em ra ngõ đón xem. Một sô trỏ nghịch ngợm còn nôi dây chuôi chăng ngang đường dó cản lối đi đám cưới. Trong trường hợp này, cụ cầm hương phải cho các cháu vài đồng kẽm hoặc đồng xèng đê chúng cởi dây cho đám cưới đi qua. Người ta kiêng nhất là dứt bỏ dây, mặc dù dây chuôi dễ đứt, vì sợ là “đứt dây giữa đường”, một điềm không lành đối với hạnh phúc của lứa đôi. Trong đám rước, người ta thường chọn một cụ gió hiền lành, vợ chồng song toàn, đông con, cầm một bó hương hay đỉnh trầm đi trước, tục gọi là tơ hồng, tiếp đên là người dẫn lễ vật mâm quả. Chú rể quần áo chỉnh tề (ngày nay mặc complet, cravat, dày…) cùng với những người trong họ (có nơi còn có phù rể bưng đồ ló cưới) đi rước dâu. Có nơi có cả bô chồng đón dâu. Khi đoàn đón dâu đến ngõ nhà gái, mọi người đứng lại sắp xếp chỉnh đôn hàng ngũ theo thứ tự: Đầu tiên lù cụ già cầm hương cùng vối một người đội lễ. Thường là một quả đựng trầu cau, rượu vào trước. Mâm lễ ấy được đặt ngay lên ban thờ. Cụ già thắp hương vái. Nhà gái vái trả lễ. Tiếp đó một vị đứng đầu họ nhà gái cùng cụ già ra đón đoàn xin dâu vào. Lễ này được tiến hành rất nhanh.
Sau đó cô dâu chú rể đến lạy trước bàn thờ gia tiên, xin tổ tiên chấp cho cô dâu chú rể đem cơi trầu đi mời mọi người ủng hộ. Người bề trên, người cao tuổi được mời trước.
Khi mời cô dâu mời trước đế chú rể biết xưng hô cho đúng. Trong lễ này cha mẹ, chú bác, cô dì, anh chị em của cô dâu sẽ tặng cô dâu của hồi môn và các vật kỷ niệm. Nhà giàu thì bông tai, nhẫn… Sau khi lễ gia tiên xong, cô dâu và chú rể còn phải đến nhà thờ tổ họ nội và họ ngoại của cô dâu để làm lễ. Khi lễ gia tiên và nhà thờ tổ nội, ngoại xong, chủ nhà trai xin chủ hôn bên nhà gái, để cho chú rể cô dâu mừng tuổi ông bà, cha mẹ vợ.
Ngày xưa lễ mừng tuổi ông bà cha mẹ vợ người ta trải chiếu, chú rể phải lễ bốn lễ ba vái. Sau này theo lệ triều Nguyễn chỉ có ba vái mà thôi. Việc lễ mừng ông bà cha mẹ còn sõng sau này nhiều nơi không làm. Hoặc có khi nhà trai xin cho chú rể được lễ ông bà cha mẹ cô dâu, nhưng các vị đã cho miễn lễ.
Sau lễ mừng tuổi ông bà cha mẹ cô dâu xong, người chủ hôn đưa chú rể đi chào họ hàng có mặt trong đám cưới rồi bắt đầu vào tiệc ăn uống. Khi chàng rể chào ông bà cha mẹ vợ, các vị này có dạy bảo đôi lời, dặn dò cho đôi vợ chồng và ban cho chú rể một số tiền mừng hoặc vật kỷ niệm quý giá. Sau khi kết thúc bữa tiệc, ông mối và chủ hôn nhà trai xin phép chủ hôn nhà gái là đã đên giờ tốt để rước dâu.
Ngày xưa, trước khi cô dâu về nhà chồng, trước cửa nhà gái thường được đặt một bếp lò than hồng, cô dâu phải bước qua để đốt vía những người dữ gặp cô trên đường đi. Đến ngõ nhà trai (ngày xưa sẽ có pháo nổ giòn giã). Lúc này mẹ chồng cầm bình vôi lánh mặt đi chỗ khác đê cô dâu bước vào nhà. Các cụ giải thích rằng, bình vôi là tượng trưng của tài sản. Mẹ chồng cầm bình vôi đi vì bà muốn nắm quyền hành trong nhà. ơ một sô tỉnh phía Nam có tục, mẹ chồng ra cửa cất nón cho cô dâu, đồng thòi cô dâu vào đến cổng, múc nước đựng trong nồi đồng rửa mặt. Sau đó mẹ chồng dắt con dâu vào nhà, đặt quan tiền và cái quạt lên bàn thò rồi lễ gia tiên bốn lạy, ba vái.
Lễ xong, cô dâu cùng mẹ chồng và phù dâu đưa vào buồng riêng. Trong buồng đã có sẵn đôi chiếu trải úp vào nhau. Người trải chiếu cho cô dâu là người ăn nên làm ra, con đàn cháu đông, đặc biệt phải có con trai. Nếu mẹ chồng đủ điều kiện trên thì mẹ chồng có thế trải chiếu cho nàng dâu. Ngày nay thường thì cô dâu có đầy đủ chăn màn gốì… mới tinh. Cô dâu nghỉ ngơi trong phòng riêng một lát, sau đó sẽ cùng chú rể cầm cơi trầu đi mời họ hàng.