Lễ nộp cheo, gia tiên
Lễ nộp cheo là khản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái. Trai gái cùng làng xã lấy nhau cũng phải nạp cheo song có giảm bớt. Xuất xứ của lệ “Nộp cheo” là tục “Lan nhai” tức là tục chăng dây ở dọc đường hoặc ở cổng làng. Đầu tiên thì người ta tổ chức đón mừng hôn lễ, người ta chúc tụng, có nơi còn đốt pháo mừng. Để đáp lễ, đoàn đưa dâu cũng đưa trầu cau ra mời, đưa quà, đưa tiền biếu tặng. Dần đần có những người làm ăn bất chính, lợi dụng cơ hội cũng chăng dây, vòi tiền, sách nhiễu, trở thành tục lệ xấu. Vì thói xấu lan dần, gây nhiều cản trở, triều đình phải ra lệnh bãi bỏ. Thay thế vào đó, cho phép làng xã được thu tiền cheo. Khi đã nạp cheo cho làng, tức là đám cưới được làng công nhận có giấy biên nhận hẳn hoi. Ngày xưa, chưa có thủ tục đăng ký kết hôn, thì tờ nạp cheo coi như tờ hôn thú. Nạp cheo so với chăng dây là tiến bộ. Khoản tiền cheo này nhiều địa phương dùng vào việc công ích như đào giếng, đắp đường, lát gạch, xây cổng làng…Nhưng nhiều nơi chỉ cung đốn cho lý hương chè chén
Theo tục lệ ngày xưa ỏ nước ta, khi có việc cưới xin nhà trai phải nộp tiền cho làng xã bên nhà gái. Cheo có nhiều loại: cheo hàng giáp, cheo xóm, cheo họ, cheo làng. Số tiền cheo tuỳ theo quy ưóc của từng giáp, từng xóm, từng họ, từng làng. Thông thường, xưa kia tiền cheo mất khoảng 1 đồng hoặc 5 hào. Nếu cô dâu chú rể cùng làng thì tiền cheo giảm bớt. Tiền cheo là một sô tiền nhỏ, đóng góp giúp xóm làng, dòng họ làm việc công ích như sửa sang đình làng, đào giếng, làm đường… khi nộp cheo cho xóm, làng, giáp, họ… thì cô dâu chú rể được công nhận, có giấy chứng chỉ hẳn hoi. Tờ nộp tiền cheo có thể thay cho giấy đăng ký kết hôn, là tờ hôn thú.
Tại nhiều nơi vùng nông thôn, xưa kia việc nộp cheo là một lệ bắt buộc. Không nộp cheo, thì việc rước dâu có thể bị làng xóm ngăn cản.
Dâu rể làm lễ gia tiên
Trong gia đình xảy ra biến cố gì, từ việc hiếu đến việc hỷ từ việc vui cho tới việc buồn….con cháu đều phái cúng cáo gia tiên.
Trong ngày vui mừng lễ thành hôn cho con cháu, ngoài người gia trưởng phải khấn vái tổ tiên thì cô dâu
chú rể cũng phải cúng lễ tố tiên.
Trước khi sang nhà gái đón dâu, chú rể phải làm lễ ở bàn thờ nhà mình. Đến khi sang nhà gái đón dâu, cả cô dâu và chú rể xin phép hai họ cho cúng lễ tổ tiên nhà ở tại chính nhà bố mẹ vợ và nếu có thế được vào yết cáo tại nhà thờ họ bên nhà vợ.
Đối với cô dâu cũng vậy, ngày vu quy, khi về nhà chồng, việc đầu tiên là phải lễ trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng. Sau đó họ nhà chồng đưa cô dâu đi lễ nhà thờ trong hai họ nội ngoại nhà chồng.