Ý nghĩa của lễ mừng thọ
Mừng thọ là một nét đẹp văn hóa vốn có từ lâu đời thể hiện lòng hiếu thảo, sự trọng vọng tôn kính đối với những người cao tuổi; bản thân người cao tuổi cũng cảm thấy được tôn vinh, sẽ sống vui sống khỏe hơn.
Ở các nước phương Tây thường lễ mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh, ở nước ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, cửu tuần tính theo tuổi âm lịch. Ngày Tết cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi con cháu tụ tập đông vui.
Cũng vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ấn,học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ,ông, Thương “Tứ dân bách nghệ” ai cũng muôn năm mới vận hội hanh thông, làm ăn suôn sẻ đầu xuân chọn ngày tốt đẹp, bắt tay vào việc sớm, tránh tình trạng cờ bạc, rượu chè, hội hè đình đám, vui chơi quá đà.
Sau ngày mồng một dù có ngày vui Tết, hoặc có kế hoạch du xuân, đón khách cũng chọn ngày “Khai nghề”,
làm lấy ngày”.
Nếu như ngày mồng một là ngày tốt thì chiều mồng một đã bắt dầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ hòang đạo bắt đầu không kể mồng một là ngày tốt hay xấu.
Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình mình một sản phẩm dụng cụ gì đó (nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn). Người buôn bán vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc
dù người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.
Trong tâm thức dân gian, người có tuổi thọ và gia đình có người cao tuổi là có được một cái phúc lớn, có phúc nên mới được sống lâu, mói có con cháu đề huề. Mừng thọ cũng chính là mừng cái phúc ấy.
Mừng thọ là một nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam ta bởi nó thể hiện sự tôn trọng, tấm lòng hiếu thảo cũng như sự kính trọng của con cháu đôi vối các bậc cao niên…
Người ta có thể nhận được rất nhiều quyền lợi do con người mang lại nhưng được sống lâu trăm tuổi, thi không thể cắt nghĩa được vì sao.
Theo giai thoại thì đầu thê kỷ 20, cụ Tam nguyên Yên Đố Nguyễn Khuyên làm quan đến Tổng đốc, làng còn lạy sụp một cụ già nông dân trên 80 tuổi.
Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyên lý giải: “Chức tước thì vua chúa có thể ban được nhưng tuổi tác chỉ có trời cho”.
Ngày xưa, người bốn mươi tuổi đã được trong làng,trong họ quý như lão ông. Trong làng, 50 tuổi đã được làm lễ lên lão. Dẫu không phải các nhà chức sắc trong , nhưng những dịp hội hè đình đám, các cụ lão ra chốn đinh trung ngồi riêng cỗ trên chiếu cạp điều. Phong tục trọng lão ấy đên bây giờ vẫn được gìn giữ.
Ngày nay, trong gia đình khi có ông bà, cha mẹ ở tuổi 70, 80, 90… thì con cháu thường tổ chức mừng thọ.Lễ mừng thọ thường nhằm dịp sinh nhật hoặc ngày xuân – dịp Tết Nguyên đán. Đây là dịp con cháu báo hiếu ông bà, cha mẹ.
Lễ tổ chức to hay nhỏ đều thể hiện được niềm vui của gia đình vì có người sống thọ.
Mổi xã, mỗi phường ngày nay hầu hết có Hội thọ của các cụ cao tuổi. Khi các cụ bảy, tám mươi tuổi được hội thọ đến chúc mừng, chụp ảnh, tặng quà lưu niệm.
Những dịp như thế này mang lại cho các cụ tình cảm ấm áp của thê hệ cháu con, của phố phường, làng xã mà không cảm thấy cô đơn khi tuổi già, sức yếu lúc cuối đời.
Hiếu thảo được xem như là một đặc tính luân lý của người Việt Nam vì mọi người đều bày tỏ lòng hiếu thảo của mình hằng ngày qua hành động và tưởng nghĩ.
Con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ đều chú tâm phụng dưỡng lúc còn sống, trong tuổi già và nhớ lo cúng
giỗ khi các cụ qua đời.
Lòng hiếu thảo không căn cứ nơi giá trị của vật chất hay số lượng của thức uống, miếng ăn mà đặt trên
nền tảng của lòng tưởng nhớ hàng ngày, sự chăm lo hàng bữa nơi con cháu.
Nhà nghiên cứu Phan Kê Bính đã viết trong cuôn Việt Nam phong tục: “Ta đọc sách Thánh hiền, lấy sự hiếu với cha mẹ là môi luân thường rất lớn, làm đầu trăm nết hay của người. Mà nhất là ta hay lấy chuyện Nhị Thập Tứ Hiếu làm phương châm cho đạo làm con”.