Lễ hợp cẩn được hiểu là thế nào?
Lễ hợp cẩn có thể hiểu nôm na là lễ “cùng uống rượu”. Cô dâu và chú rể, sau khi ra mắt bố mẹ chồng, sẽ được rước vào phòng. Theo tục cũ, ông cụ cầm đầu đoàn nhà trai sang rước dâu sẽ trải chiếu cho cô dâu chú rể (kiêng kỵ chiều trải lệch). Sau đó cụ rót hai chén rượu mời cô dâu chú rể rồi ra ngoài khép cửa buồng lại. Cô dâu chú rể sẽ ăn bữa cơm đầu tiên với nhau.
Tục nhập phòng
Sau lễ ra mắt bô chồng, cô dâu cùng chú rể đi then cụ cầm hương vào buồng riêng. Tại đó, chiếu gấp đế đầu giường, cụ cầm hương rải chiếu trải ra giường thôi vuông vắn, phẳng phiu, kiêng chiếu trải xô lệch nhìn nheo vì “tịch bất chính, bất ngoạ”: chiếu không thẳng không nằm (chính vì thê phải cần chiếu mới). Cụ cầm hương vốn là người phúc hậu, đông cháu nhiều chắt nhờ cụ trải chiếu, cụ để phúc cho thì sẽ mắn con. Cụ cầm hương rót rượu ra hai chén, nói mấy lời chúc mừn cô dâu, chú rê hạnh phúc rồi rút ra ngoài khép cửu buồng lại một cách ý tứ.
Tối hôm nhập phòng, người chồng lấy cơi trầu tế hồng trao cho vợ một miếng, rót một chén rượu một người uống một nửa gọi là lễ hợp cẩn. Ngày xưa, vào vợ lạy chồng hai lạy, chồng đáp lại bằng ba vái đế tỏ lòng tương kính.
Theo tục lệ phong kiến xưa, đêm tân hôn cho tờ giấy bản dưới chỗ nằm của cô dâu, gọi là giấy thái trinh, để xem người con gái còn trinh tiết hay không. Vì còn trinh sẽ có mấy giọt máu trên giấy. Nếu trên giấy bản không có máu, thì trong lễ lại mặt, nhà gái sẽ nhận dược một chiếc thủ lợn bị cắt tai, ngầm thông báo nhà trai sẽ trả lại cô dâu vì đã mất trinh.
Duy những đám cưới chạy tang thì luật tục nghiêm cấm vợ chồng trẻ không được “ăn nằm” với nhau cho dến 100 ngày.
Luật tục đó đã có từ xưa, đến thời Lê Thánh Tông, vì thương dân, nhất là các gia đình hiếm hoi, thường vì kiêng kị trong lúc tang chê mà hiếm hoi, nên vua ban bố đạo luật Hồng Đức (cuối thê kỷ XV), xoá bỏ luật tục dó và cho phép trăm họ không phải kiêng kỵ và có quyền được chửa đẻ trong lúc tang chế.
Người xưa gọi lễ rưốc dâu là “lễ vu quy”, tức là gái về nhà chồng. Đây là một trọng lễ.
Trước khi cô dâu về nhà chồng, bà mẹ thường gọi cô vào phòng dặn dò những điều cần thiết và dúi cho cô lau một ít tiền đế tiêu dùng. Bà mẹ còn cẩn thận cài ao áo cô dâu 9 chiếc kim khâu để trừ tà trong lúc đi lường và cẩn thận dặn con gái về tác dụng của 9 chiếc kim khâu này trong buổi động phòng hoa chúc. Chúng rất cần thiết giông như cái trâm cài tóc, nó được dùng để trị chứng “thượng mã phong”, một bất trắc xảy ra khi giao hợp người đàn ông mắc phải do quá sức. Trong trường hợp người chồng mắc phải chứng này thì người vợ không được hoảng hốt xô lật người chồng xuông, mà phải giữ nguyên vị trí, lấy trâm cài tóc hay kim nhọn đâm vào đốt xương cụt thuộc trung tâm thần kinh kích dục để giải tỏa sự tắc nghẽn của hệ thần kinh tại đây, cho máu lưu thông trở lại. Làm như vậy, người chồng sẽ trỏ lại bình thường.