Lễ cầu siêu cho người quá cố
Xuất phát từ sự tích Phật giáo Lễ cầu siêu cho người quá cố còn gọi là Tết xá tội vong nhân.
Các tang gia đến ngày tết này làm lễ cầu siêu cho người quá cố để báo đáp công sinh thành dưỡng dục thương yêu cha mẹ lúc sinh thời. Trong ngày lễ vu lan bồn mòi nhà sư đọc kinh luôn 7 ngày đêm, trong dịp này cũng có nơi đốt mã cho người chết.
Từ thủa xa xưa, khi người thân chết, người ta thường chia của cải cho họ mang theo về cõi âm, đến ngày kỵ giỗ còn dùng đồ bạch ngọc để cúng tế, sau đó thay bạch ngọc bằng tiền. Nhưng tiền cúng quá tốn kém, người ta thay tiền kim loại bằng tiền giấy và vàng giấy thay cho các thỏi vàng thật. Tục xưa của nước ta có lệ đốt vàng mã, tuỳ theo tuần cúng, lễ tiết và quan niệm của từng gia chủ để sắm vàng mã tương ứng.
Hóa vàng còn gọi là nấu vàng, tức là đem đốt những vàng mã, vàng nghìn hoặc vàng giấy của con cháu gửi giỗ hoặc khách khứa mang tới. Kế cả những tấm hàng, những cuộn giấy ngũ sắc, tượng trưng cho những tấm vải con cháu đã mua cúng trong ngày giồ cũng được hóa vối vàng mã. Lúc hóa vàng con cháu đổ vào đông lửa hóa vàng một chén rượu cúng, như trên dà nói, đổ chén rượu này cốt dế biến những vàng mã giấy trên dương gian thành vàng thật, đồ dùng thật dưới âm giới. Có nơi người ta còn hơ một chiếc đòn gánh, hoặc một chiếc gậy, để gánh vàng mã về cõi âm. Sau khi đã hóa vàng xong, hương đèn trên bàn thờ không cần thắp sáng nữa. Bởi các cụ quan niệm rằng, hương hồn người đã khuất đã trỏ về cõi âm để tiếp tục “sống” cuộc sông ỏ nơi Hoàng tuyền cho tới ngày giỗ này năm sau.
Ngày rằm tháng Bảy, đầu tiên sau tiểu tường, làm lễ đốt mã cho vong người quá cố. Nếu mất trước ngày rằm tháng Bảy, thì chưa đến lễ tiểu tường phải đốt mà vào ngày Trung nguyên năm ấy và như vậy sẽ có hai lần đốt mã. Mã đầu là mã biếu, dâng cho thần linh đê chia cho các vong hồn khác, mã đốt lần sau là cho người chết. Nhiều gia đình chỉ đốt mã vào ngày giỗ hết và ngày giỗ đầu, không đốt vào ngày Trung nguyên.
Mã là những thứ đồ dùng hàng ngày như: áo quần, khăn, giày dép, ô nón, chăn gối, rương tráp, nồi niêu… ngày nay còn cả ti vi, tủ lạnh, xe đạp, xe máy, ôtô… tất cả đều làm bằng giấy. Có gia đình mua cã hình nhân làm người hầu hạ cho người chết ở dưới âm ty.
Nguồn gôc của việc đốt hình nhân là từ xa xưa khi một người đàn ông chết thì vỢ cả, vợ lẽ đều phải tự sát ngay ở mộ. Các con sen đầy tớ cũng đều bị giết chôn theo. Về sau do bản tính tự vệ của con người, người ta nghĩ đến cách lấy hình nhân thế mạng. Bởi người xưa tin rằng: Hình nhân bằng giấy đốt xuống cõi âm, pháp sư sẽ dùng phép thuật để hóa thành người hầu hạ cho người chết. Một sô” gia đình biết tính nết của người quá cố thích đấm bóp, họ thường đốt nữ hình nhân đê lấy người hầu và đấm bóp cho các cụ.
Cải táng
Theo “Việt Nam phong tục” của Phan Kê Bính. “… Người mất, sau ba năm đoạn tang rồi hoặc một vài năm nữa thì con cái lo việc cải táng.
Trước hôm cải táng làm lễ cáo từ đường. Đến hôm cải táng, lại làm lễ khấn Thổ công chỗ đế mả mối táng. Trước hết khai mả, nhặt lấy xương cho vào một cái tiểu sành, vẩy nước vang vào rồi che đậy thật kín, không cho ánh sáng mặt trời lọt vào được. Sau đó đem cải táng sang đất khác. Người xưa hay tiết kiệm nếu quan tài còn tốt thì đem về làm cầu, hoặc làm chuồng trâu, chuồng ngựa, để trâu ngựa đứng cho khỏi sâu chân. Có nơi còn mê tín đến mức ai đau tức thì lấy mảnh ván thôi (mảnh ván quan tài nát) đốt lên, để dưới gầm giường mà nằm thì khỏi đau tức. cải táng có nhiều lý do. Một là, vì nhà nghèo, khi cha mẹ mất, không tiền lo liệu, mua tạm một cỗ ván xấu, đợi xong sành, vẩy nước vang vào rồi che đậy thật kín, không cho ánh sáng mặt trời lọt vào được. Sau đó đem cải táng sang đất khác. Người xưa hay tiết kiệm nếu quan tài còn tốt thì đem về làm cầu, hoặc làm chuồng trâu, chuồng ngựa, để trâu ngựa đứng cho khỏi sâu chân. Có nơi còn mê tín đến mức ai đau tức thì lấy mảnh ván thôi (mảnh ván quan tài nát) đốt lên, để dưối gầm giường mà nằm thì khỏi đau tức. cải táng có nhiều lý do. Một là, vì nhà nghèo, khi cha mẹ mất, không tiền lo liệu, mua tạm một cỗ ván xấu, đợi xong ba năm thì cải táng, kẻo sợ ván hư nát thì hại đến di hài. Hai là, vì cha đất mối kiến, nước lụt thì phải cải táng. Ba là, vì các nhà địa lý thấy nấm mộ vô cớ mà sụt đất hoặc cây cối (I trên mộ tự nhiên khô héo, hoặc trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng, hay ôm đau, kiện tụng, thì cho là tại đất mà cải táng. Bốn là, những người muôn cầu công danh phú quý, nhờ thầy địa lý tìm chỗ cát địa mà cải táng. Lại có người thấy nhà khác phát đạt, đem mộ nhá mình táng gần vào chỗ mộ nhà kia, để cầu được hưởng dư huệ.
Trong khi cải táng, tục lại có ba điều là tường thuỵ (tức là mộ phát tốt đẹp) mà không cải táng. Một là, khi đào đất thấy có con rắn vàng thì cho là long xà khí vật Hai là, khi mỏ quan tài ra thấy có dây tơ hồng quấn quýt thì cho là đất kết. Ba là, hơi đất chỗ đó ấm áp, trong huyệt khô ráo không có nước hay là nước donc giọt lại như sữa đều là tốt. Khi nào gặp như thế thì phhi lập tức lấp lại ngay. Khi hung táng thì đắp hình vuông, đến lúc cải táng thì đắp hình tròn.
Tục cải táng có người theo, nhưng cũng nhiều người khi hung táng, sắm sửa quan quách kỹ càng thì không cần phải cải táng nữa. Tục này tin cái lý tưởng tố tiên với con cháu, huyết mạch tương quan vối nhau. Hễ hài cốt tô tiên có ấm cúng thì con cháu mới mát mặt, hài cốt không yên thì con cháu cũng không yên, cho nên mới có lục ấy. Nhiều người tin quá, mời thầy địa lý phụng (lưỡng hai ba tháng trong nhà để đi tìm đất. Có nhà (lộng thấy trong nhà không yên thì lại cải táng, có khi cải táng đến năm, sáu lần. Nếu có lòng kính trọng thương xót thì không nên di chuyển nhiều, trừ những khi vạn bất đắc dĩ thì phải cải đi mà thôi, không nên vì công danh phú quý là việc hy vọng chưa trông thấy mà làm đến việc thương tâm động chạm đến mồ yên mả (lẹp của tổ tiên, cha, mẹ. Sự khai mả cũng có khi quan hệ đến việc vệ sinh thì lại là việc không nên lắm. Hiện nay, nhiều người đã dùng hoả táng để bảo vệ môi trường, xem ra cũng là cách hay. Còn như gia đình chang lành thì tại người sống bất hoà, chứ không phải là tại đất.
Mô phần
Mộ cải táng đắp tròn đất vun cao, đường kính đế rộng hơn 1m. Nhà giàu có xây mộ bằng gạch đá nổi trên bề mặt, ít khi xây bịt kín vì cho người xưa quan niệm rằng xây bịt kín, không thông khí đất, xương cốt người quá cố không tốt, không mát mẻ. Thông thường xây kín xung quanh trên để hơ đất phía trên, trồng hoa, và dễ thông suốt âm dương.
Xây vuông góc có phần cầu kỳ hơn, trụ đàng trước bia đàng sau, có đắp bệ nhỏ đặt bát hương, trên có mái cong.
Các gia đình giàu có, quan lại phong kiến khi xưa thường xây lăng mộ cho mình lúc còn sống gọi là sinh phần. Họ nhìn thấy nơi an nghỉ cuối cùng của mình, vì thế họ thường đích thân điều khiển, việc xây cất cho phù hợp với ý mình.
Sinh phần chiếm một diện tích đất khá rộng, xung quanh xây tường bao, có voi ngựa chầu hai bên, lực sĩ cầm gươm đứng hầu…