Làm giỗ cúng vong ai sẽ là người nhận được đồ cúng
Những người mới mất sẽ được gia đình cúng cơm trong 49 ngày, sau đó đến ngày lễ tiếp theo làm mâm cỗ cúng. Vậy các linh hồn của người đã mất có nhận được các đồ cúng hay không? Nếu khi họ không nhận được thì ai sẽ là người nhận được đồ cúng đó?
Chết rồi thì sao mà ăn được?
Việc cúng cơm hay là làm giỗ của các gia đình hiện nay là tưởng nhớ và sự thành tâm của người còn sống đối với người mất. Vì những người chết rồi thì sao mà ăn được? Những thức ăn cúng xong vẫn còn đó thì người mất đã ăn cái gì?
Nhiều người quan điểm rằng: người mất thì vong hồn của họ vẫn còn, họ ăn hương hoa… Chứ không phải là không ăn gì cả họ không ăn gì cả.
Có nhiều quan điểm, người mất sau 49 ngày (chung thất) sẽ không cúng cơm nữa. Theo kinh Địa Tạng, sau 49 ngày thì thần thức của hương linh sẽ theo nghiệp mà thọ sanh. Do vậy sau thời gian đó không cần cúng cơm nữa.
Tại sao lại cúng cơm
Theo tinh thần của kinh Địa Tạng và quan điểm Phật giáo Bắc truyền, một người khi mất đi, thần thức của họ hầu hết đều phải trải qua giai đoạn trung gian. Và thường khoảng 49 ngày để tìm cảnh giới tái sanh.
Trong thời gian thọ thân trung ấm, linh hồn vẫn thọ dụng được tất cả những vật phẩm mà chúng ta dâng cúng nhưng chỉ hưởng mùi vị của thức ăn mà thôi.
Chưa qua 49 ngày thì vẫn cần cúng cơm nước hàng ngày cho người chết để họ được no đủ. Chú ý những ngày tuần thất thường cúng trang trọng hơn, có thể đến chùa hoặc thỉnh chư Tăng về nhà làm lễ cầu siêu.
Sau 49 ngày, khi đó thần thức đã tìm được cảnh giới tái sanh. Họ thường sanh về một trong sáu cõi của lục đạo (trời, a tu la, người, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục). Cũng từ đây mà sự thọ dụng của họ có khác nhau.
Nếu thần thức sanh vào cõi trời thì họ sẽ không ăn thực phẩm của cõi người. Còn họ đọa vào địa ngục thì dùng được thực phẩm của loài người do bị hành hạ, chịu nhiều đau khổ cùng cực. Tuy nhiên được sanh trong loài quỷ thần thì vẫn có thể hưởng được những phẩm vật dâng cúng.
Việc làm cỗ dâng cúng ông bà, tổ tiên của người Việt thể hiện tấm lòng thành của con cháu đối với người đã khuất. Do đó vào các ngày giỗ hoặc lễ Tết thì mọi người thường làm mâm cơm cùng hoa trái để cúng kính ông bà và tổ tiên.
Vì là người trần mắt thịt nên chúng ta không thể biết được thân nhân của mình sau khi chết tái sanh về đâu. Tuy nhiên loài quỷ thần vẫn hưởng được đồ cúng lễ do đó việc cúng cơm nước vẫn nên thực hiện.
Trong 49 ngày của người mất thì cúng cơm hằng ngày, còn vào các ngày lễ tiếp theo chỉ cần làm mâm cơm cúng giỗ.
Cách làm mâm cơm cúng vong
Mâm cơm cúng vong là một tập tục có từ ngàn xưa. Khi cúng gồm có 3 chén cơm, một chén chính giữa phải đầy cơm với 2 chén bên lưng. Chén cơm và đôi đũa ở giữa để cúng cho linh hồn người mới chết. Còn 2 chén 2 chiếc đũa 2 bên là để cúng cho 2 bên vai giác là tả mạng thần quang và hữu mạng thần quang.
Tại sao để 2 chiếc đũa 2 bên mà không để 2 đôi 2 bên. Ma cũ thường ăn hiếp ma mới do đó chỉ để một chiếc mà không để nguyên đôi. Vì khi để nguyên đôi thì linh hồn người mới chết đó khó có thể ăn được trọn vẹn, mà sẽ bị các cô hồn giành giựt ăn hết vậy.
Chú ý chỉ cúng 3 chén, 6 chén hoặc 9 chén, không được cúng 5 chén.
Dù cho những linh hồn đã mất có nhận được hay không thì tục cúng vong cơm vẫn là tín ngưỡng nhân gian ngày xưa.