Không cúng ông Công ông Táo thì có sao không?
Sắp tới 23 tháng Chạp, nhiều người đã chuẩn bị đồ cho lễ cúng ông Công ông Táo. Đây là phong tục từ xa xưa của người dân Việt Nam. Nhiều bận giới trẻ đang thắc mắc việc không cúng ông Công ông Táo thì có sao không?
Nội dung
Lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cúng táo bắt nguồn từ truyền thuyết về ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Còn táo quân trong văn hóa dân gian Việt nam được từ sự tích “2 ông 1 bà”. Gồm ba vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc.
Đến ngày 23 tháng Chạp mọi nhà lại chuẩn bị lễ vật cúng tế để tiễn các Táo về trời. Các Táo sẽ về trời và báo cáo lại với Ngọc Hoàng những chuyện xảy ra trong năm về chuyện tốt chuyện xấu mà gia chủ đã làm.
Lễ cúng Táo Quân với mong muốn tiễn thần đi hanh thông may mắn và bẩm tấu những điều tốt đẹp nhất với Ngọc Hoàng. Để xin cho một năm mới an khang thịnh vượng, xua tan những điều xui xẻo có thể xảy tới.
Tục thờ Táo quân thể hiện lòng yêu thương và đoàn kết của gia đình, coi trọng bếp lửa – Thần Lửa. Với hy vọng mọi điều tốt đẹp nhất vào tương lai sắp tới. Cũng giống các lễ cúng khác, lòng thành tâm luôn là điều quan trọng nhất. Lễ cúng Táo quân không quan trọng mâm cao cỗ đầy bằng việc tâm thành kính.
Nên hay không nên thờ cúng Ông Táo
Thờ cúng Ông Táo
Thờ cúng Táo quân được xem là tập tục, tín ngưỡng dân gian đáng quý. Và có nguồn gốc từ xa xưa, khi mà người dân còn tin rằng mỗi một lĩnh vực trong đời sống đều có thần linh cai quản. Khi đó coi trọng việc thờ phụng, cúng bái để được thần linh phù hộ.
Nhưng đây là tín ngưỡng dân gian, không dựa trên cơ sở khoa học nào cả. Tùy vào lựa chọn của mỗi người, có thể tiếp tục duy trì hoặc không làm theo tập tục.
Việc thờ cúng thần linh đã hằn sâu vào tâm thức của mỗi người dân, là điều bất biến, không thể nghi ngờ. Do đó đa phần người dân vẫn duy trì những phong tục tập quán thờ thần này.
Trong cuộc sống, mỗi người có quyền theo đuổi tín ngưỡng nào mình thấy phù hợp. Tuy nhiên đừng để cuồng tín quá mức, đừng thần thánh hóa những điều không có thực.
Bạn làm lễ cúng ông Táo nếu thật sự tâm thành kính và điều đó sẽ mang lại may mắn an lành cho bản thân và gia đình. Nếu bản thân nửa tin nửa ngờ, làm vì mọi người đều làm nhưng trong lòng không hề tin tưởng thì thì bạn nên xem xét lại.
Thần linh có mắt thế nên chẳng có chuyện những vị thần với đức cao vọng trọng lại chấp nhặt. Về chuyện nếu con cháu cúng đúng thì phù hộ, còn cúng sai hay không cúng thì trừng phạt. Không nên tin vào tín nhưỡng quá mà vẫn phải có lý trí, bỏ đi suy nghĩ buôn thần bán thánh.
Thả cá chép cho các Táo cưỡi về trời, nhưng nếu không thành tâm chỉ chăm chăm làm cho xong. Như đứng trên cầu, trên đường rồi ném cá xuống nước, hay để nguyên cả cá cả túi nilon xuống ao hồ sông suối. Việc làm đó vừa ô nhiễm môi trường vừa tạo thêm sát nghiệp. Cúng bái mà không đặt tâm mình vào trong đó thì sao có được những điều tốt đẹp như mong muốn.
Không thờ cúng Ông Táo
Có nhiều người với tư tưởng khác là họ không cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp. Nưng vẫn giữ được cái hồn của tập tục qua việc giữ cho bếp núc gọn gàng, cả gia đình quây quần bên nhau trong những bữa cơm hạnh phúc. Họ thường làm việc thiện với cái tâm trong sáng, trao đi những gì mình có thể, tránh làm điều xấu, điều ác.
Như vậy dù không thờ cúng nhưng cũng không có thần linh nào trừng phạt. Cuộc sống của những người này vẫn êm ả yên bình, đôi khi còn suôn sẻ, thuận lợi nữa. Những điều chúng ta có được đều do phước đức, do nỗ lực của chính bản thân mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Muốn cuộc sống nhẹ nhàng hơn hãy làm những gì bản thân mình thấy không cần thiết thì đừng gượng ép. Việc cúng hay không cúng ông Công ông Táo đều không có vấn đề gì. Nếu như tâm mình muốn làm lễ cúng thì làm theo truyền thống, hãy tiếp nối những gì người xưa để lại. Còn muốn từ bỏ tập tục xưa để cuộc sống thoải mái hơn, đừng lo nghĩ quá nhiều mà hãy thử một lần.
Tùy theo tư tưởng và suy nghĩ của mỗi người về việc có thờ cúng ông Công ông Táo mà có cách lựa chọn khác nhau. Khi đã chọn thờ cúng thì cần có sự thành tâm nhất.