Tục khao lão là gì?
Xưa, khi nói về việc tục khao lão ,Nguyễn Khuyến có câu:
“Bẫy giờ đến bậc ăn dưng nhi Có rượu thì ông chống gậy ra”
Lên lão cũng phải khao. Khao lão không khó khăn như khao vị thứ đình trung. Lo đủ lệ là được, có mời thì phe giáp hay thôn xóm khắc đến, vì lên lão là quyền đương nhiên không phải cầu cạnh.
Những nhà giàu có thường nhân dịp này tố chức tiệc mừng thọ, họ tổ chức tế lễ, ăn uống linh đình. Tế sống cha mẹ, có văn chúc thọ với ban tư văn hành lễ trợ tế. Cha mẹ ngồi phía trong, con trai, gái, dâu, rể, cháu chắt, phân thứ bậc trên dưới, đứng hai bên, nam bên trái nữ bên phải, làm lễ tê ba tuần rượu, có tấu nhạc trọng thế vui vẻ. Tê sống cha mẹ mỗi lần hai lạy, khác tế thần tế tổ mỗi lần bốn lạy. Ở đất văn vật, bài văn tô chúc thọ thường là cả một công trình bút mực, có khi người trong vùng nô nức đên xem tế và nghe đọc văn.
Có đám mừng thọ mời bà con họ hàng làng tổng tiệc tùng, tiệc tùng hát xướng hai, ba, bốn ngày.
“Phú quý sinh lễ nghĩa, có nhiều nhà làm lễ mừng thọ cha mẹ lên lão 70, 80, 90 tuổi,… Không phải tục bắt buộc, giàu có bày ra thiết đãi mời người đến chia vui với minh, đồng thời làm vui lòng cha mẹ, tưởng củng là một tục hay, có thế khiến cho những kẻ nhẹ tinh hiếu thảo, không lo phụng dưỡng cha mẹ cho được tuổi thự như người, phải lấy làm suy nghĩ và hổ thẹn. (Trích “Đất lề quê thói” – Nhất Thanh – tr.534A)
Nay tục khao lão đã nhiều đổi khác, nhìn chung con cái đều lo tiệc mừng thọ cho cha mẹ chỉ trong 1,2 ngày. Nhiều nơi thôn làng, Hội Người cao tuổi đứng ra tổ chức cho tất cả các cụ vào một giờ nhất định.