Giỗ chính (kỵ nhật) được hiểu như thế nào?
Ngày giỗ chính tức là đúng ngày người chết qua đời. Nói cách khác người chết đã mệnh đúng ngày này năm xưa, nên hàng năm con cháu nhó đến ngày này cúng giỗ, thường được gọi là kỵ nhật.
Suốt thời gian từ lúc cúng cáo giỗ ngày tiên thường đến hết ngày hôm sau, giỗ chính, bàn thờ lúc nào cũng thắp hương. Tục tin rằng trong suốt thời gian đó tổ tiên ông bà, cha mẹ những người đã khuất, ngự trên ban thờ, do đó không thể đế bàn thờ hương tàn khói lạnh dù chỉ là một phút. Từ sáng sớm ngày giỗ chính, con chím đã phải sửa soạn sẵn sàng cỗ bàn, ngoài cỗ bàn để còn phải chuẩn bị cỗ bàn cho khách khứa gia đình họ hàng, thân hữu. Đôi với những gia đình giàu có, cỗ làm lớn phải làm từ đêm hoặc từ sáng tinh mơ.
Vì sự kính trọng, trong trường hợp mổ bò hoặc mổ lợn, thì chiếc thủ bò hoặc thủ lợn phải dành đế thờ Tho công trong ngày giỗ.
Ngày giỗ chính là ngày gia chủ mời hàng xóm láng giềng. Các bậc thuộc vào hàng chú bác người gia trưởng nhưng không thuộc bốn phận phải làm giỗ, song ở thứ bậc cao, nên phải được mời từ sớm trước tiên, còn những người thân thuộc, dù ở bề trên hay bề dưới người gia trưởng có nhiệm vụ phải làm giỗ, bao giờ cũng phải sẵn sàng mặt từ sáng tinh mơ nơi làm giỗ, kể cả vợ con.Ngoài khách của người gia trưởng, những người có nhiệm vụ làm giỗ hoặc gửi giỗ cũng mời một số khách của nhà mình.
Khách khứa tới giờ ăn giỗ có mang đồ lễ để cúng người đã khuất, thường là vàng hương, trầu, rượu, trà, nến, hoa quả,…khi khách mang đồ lễ tối, con cháu phải nhanh chóng đón đồ lễ đặt lên phía trên bàn thờ trước khi khách hành lễ.
Khi khách lễ trưóc bàn thờ bôn lạy, ba vái. Thì bản thân gia chủ, hoặc cử đại diện của gia chủ đứng ở đó hành lễ lại. Lễ bàn thờ xong, khách quay sang vái người đáp lễ. Khách lễ xong, gia đình mời khách vào phòng khách xơi nước, ăn trầu, hút thuốc,…
Sau khi khách đã dùng chè thuốc, ăn trầu uống nước xong, người nhà mời khách dự cỗ. Xưa kia mâm cỗ thường dùng cho 4 người (ngày nay thường là 6 người). Mỗi lần đủ 4 người khách, chủ nhà dọn một mâm cỗ mới. Nhưng không phải cứ đủ 4 người nào cũng ngồi chung với nhau được. Khách đàn bà ngồi riêng, đàn ông ngồi riêng (ngày nay thì không phân biệt),người ít tuổi không thể ngồi vói người cao tuổi, cùng địa vị xấp xỉ như nhau để mời vào mâm. Để tránh tình anh khách khứa quá đông khiến cho gia chủ không phục vụ kịp, do vậy mà khách thường được mời thành từng đợt cho từng đối tượng hao hao xấp xỉ nhau địa vị tuổi tác.
Thường thì giỗ cha mẹ làm to, rồi trở lên mỗi đời xa hơn thì kém đi. Giỗ các cụ kỵ, hoặc giỗ những người không
thuộc hàng quan trọng thứ bậc thấp trong gin đình, thường làm cỗ đơn giản, không mời nhiều người mà chỉ mời con cháu trong nhà.
Sau khi đã bày cỗ bàn xong, thắp hương, gia chủ khăn áo chỉnh tề, bước vào chiếu trải trước bàn thờ để chuẩn bị lễ.
Gia chủ đứng thẳng chắp tay giơ cao lên ngang trán, cong mình cúi xuống ngước, đặt hai tay vẫn chắp xuống chiếu, quỳ gối phải rồi quỳ gốỉ trái xuống chiếu, cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay đang chắp (thế phủ phục), cất đầu và mình thẳng lên, đồng thời co hai tay vẫn chắp lên trước ngực, co đầu gôi phải lên, đặt bàn chân phải lên chiếu, sửa soạn đứng dậy, hai bàn tay vẫn chắp xuống tì vào đầu gối bên phải đứng dậy.
Trong suốt thời gian giỗ chính, bàn thờ luôn luôn thắp sáng để khách khứa tói lễ.
Buổi chiều, khi khách đã vãn, gia trưởng cúng thêm tuần rượu nữa, cũng có khi tuần cỗ nữa rồi lễ tạ, xin hóa vàng mã.
Cáo giỗ (tiên thường)
Trước ngày giỗ chính là ngày tiên thường có nơi gọi là cáo giỗ, bởi trong ngày giỗ này con cháu báo cáo với người đã khuất sự cúng giỗ của ngày hôm sau.
Tiên thường, hay cáo giỗ chỉ có ở những ngày giỗ quan trọng. Còn những ngày giỗ mọn, giỗ thường con cháu chỉ cúng ngày giỗ chính. Ngày giỗ trọng là giỗ ông bà, cha mẹ, vợ hoặc chồng.
Trong ngày tiên thường, người trưởng tộc làm lễ ráo với thổ công, ngày hôm sau là ngày giỗ, xin phép thổ công
được cúng giỗ cho hương hồn người đã khuất về phối hưởng, đồng thời cúng khấn xin thổ công cho phép vong hồn nội ngoại gia tiên nhà mình cũng được về dự giỗ. Vì được sự đồng ý của thổ công, hương hồn của những người đã khuất mới về được trong nhà hưởng giỗ. Nghĩa là theo quan niệm của người xưa, thì vong hồn người khuất muôn về thăm con cháu, dự giỗ đểu phải xin phép thổ công trước.
Tục quy định trong ngày lễ tiên thường, gia trưởng phải mang lễ ra mộ người được hưởng giỗ để mời vong hồn vị này về phôi hưởng và cũng là dịp con cháu sửa «ang, đắp lại (nếu sụt lở) phần mộ của người đã khuất.
Ngày tiên thường con cháu họ mạc phải đến nhà trương tộc để soạn giỗ ngày hôm sau. Dọn dẹp bàn thờ từ buổi sáng, đế buổi chiều cúng cáo giỗ.
Những con cháu nào gửi đồ, mang đồ lễ tới nhà trưởng tộc trong ngày tiên thường, cũng có thê mang đến trước mấy ngày.
Ngày tiên thường cũng có làm giỗ cúng. Cúng xong con cháu và những người làm giúp cùng ăn.
Cúng cáo giỗ phải có lễ cúng Thổ công, và phải khấn Thổ công trước khi khấn tổ tiên. Khấn giỗ ngoài việc mời hương hồn người được cúng giỗ phải khấn mòi hương hồn nội ngoại, gia tiên vê dự giỗ.
Gửi giỗ
Người chết thông thường có nhiều con cháu, nhưng ngày giỗ, chỉ cúng ở nhà người con trưởng. Trong trường hợp người con trai trưởng đã qua đời, thì việc cúng giỗ sẽ được tiến hành ở nhà người cháu đích tôn. Tục quy định rằng, trai trưởng hoặc cháu đích tôn có trách nhiệm lo cúng giỗ. Tuy vậy người con thứ, cháu thứ, các cháu ngoại cũng không thể bỏ giỗ ông bà, cha mẹ mình được. Ngày giỗ ông bà, cha mẹ, những người này đều phải tề tựu đông đủ ở nhà người trai trưởng hoặc cháu đích tôn. Nếu giỗ người đứng đầu dòng họ, thì tề tựu ở nhà chi trương, nếu giỗ người nào đó ở hàng cao tằng thì con cái cháu chắt, tề tựu ở nhà tộc trưởng đế làm giỗ. Khi tới họ phải mang đồ lễ tối cúng. Việc mang đồ lễ tối nhà con trưởng hay cháu đích tôn, hoặc đến nhà chi trương hay tộc trưởng thì gọi là gửi giỗ hay góp giỗ.
Lễ gửi giỗ nhiều hay ít tùy theo gia cảnh người đang sống, và tùy theo môi quan hệ giữa người sống và người đã chết. Song, điều quan trọng là tấm lòng thành của con cháu với người đã khuất.
Chẳng hạn một tằng tôn, huyền tôn gửi giỗ chỉ có một thẻ hương, một người cháu cúng chú có thể gửi một vài cân trái cây, một bó hoa cùng vàng, hương nến,…
Có người gửi giỗ lại mua những vật phẩm mà lúc sinh thời người chết ưa thích. Thí dụ: Người chết lúc sông rất thích uống rượu, nên ngày giỗ con cháu mua loại rượu ngon mang tối làm lễ cúng. Những người ở xa, vì một lý do nào đó như đi công tác xa hay bận ngày giô không về được thì có thể mua đồ lễ gửi về người trưởng tộc cúng giỗ.
Những người này ngoài việc gửi giỗ, còn làm lễ cúng vọng trong ngày giỗ. Vì người xưa có câu “con ở đâu cha mẹ ở đấy”, ý nói con cái cúng giỗ ở đâu hương hồn cha mẹ về đó phối hưởng.
Tục lệ thờ cúng tổ tiên ông bà, cha mẹ, xuất phát từ lòng hiếu thảo. Ngày giỗ người ở xa không về được, mặc dù đã cúng vọng và gửi giỗ nhưng trong lòng vẫn áy náy, băn khoăn, vì chữ hiếu chưa tròn.
Có nhiều trường hợp người trưởng chi họ không nhận đồ lễ của một người nào đó, có thể do một lý do nào đó khiến người trưởng chi họ không bằng lòng, nên từ chối. Đó là một điều đau buồn. Có thể người đó đã cúng vọng, nhưng cúng vọng không thể bằng cúng ở nhà người trưởng tộc.
Những đồ lễ do các cành thứ mang gửi giỗ, người tộc trưỏng đều đem cúng hết trong ngày giỗ. Cúng xong, ăn không hết, người tộc trưởng sẽ chia phần cho con cháu các cành, chi trong họ.
Giỗ thường (cát ky)
Sau ngày giỗ hết, tức là từ năm thứ ba trở đi, ngày giỗ hàng năm là ngày giỗ thường, còn gọi là cát kỵ, hay kỵ nhật.
Cát kỵ là ngày giỗ lành. Qua năm đầu là giỗ tiểu tường, năm thứ hai là giỗ đại tường, người chết vẫn còn nằm dưới huyệt hung táng, tức là táng lúc đầu tiên. Sau lễ đại tường con cháu sẽ làm lễ cát táng, tức là lễ bôc mộ, đem hài cốt của người chết vào tiểu nhỏ đưa táng ở vĩnh viễn một nơi khác. Lần táng này gọi là cát táng. Tiểu nhỏ bằng sành, giông hình quan tài thu nhỏ, vừa đủ để hài côt người chết. Những ngày giỗ sau ngày cát táng gọi là cát kỵ, hay gọi là giỗ thường, sở dĩ gọi là cát kỵ, ngoài ý nghĩa như nói ở trên, còn có lý do đây là dịp con cháu tụ họp để cúng lễ người đã khuất để, tỏ lòng thành kính. Hơn nữa trong thời gian hung táng, con cháu còn lo sỢ vong hồn người khuất bị trùng quỷ xuất nhiễu, trong nhà lục đục, khi đã cát táng, không còn trùng quỷ nào có quyền hành đôi vói người chết nữa.
Ngày giỗ thường để kỷ niệm người thân qua đời quả là một ngày giỗ có ý nghĩa cao cả tốt đẹp. Hơn nữa ngày cát kỵ không còn tiếng khóc tiếng kèn, hay mặc tang phục như ngày giỗ đầu, giỗ hết, đơn thuần chỉ là một dịp tưởng nhớ
Giỗ hâu
Những người sinh thời không có con trai, do vậy mà khi qua đời sẽ không có người cúng giỗ, và cũng không lập tự, vì không lập tự, lại trưởng và cũng nghĩ rằng kẻ ăn thừa tự sau này vẫn có thế bỏ giỗ mình, hoặc đến thời con cháu người ấy cũng sẽ bỏ giỗ mình, nên khi còn sẵn tiền của, những người này mua ruộng nương cúng vào họ, hoặc vào chùa, vào đền hoặc vào đình để về sau khi ròi khỏi dương thế, thì chùa, đền hoặc đình sẽ cúng giỗ cho họ. Những giỗ cúng như vậy gọi là giỗ hậu.
Tại nhiều làng, trong hương ước có ghi khoảng mua hậu. Nghĩa là người nào muốn sau này khi qua đời,
làng cúng giỗ phải bỏ tiền ra mua sự cúng giỗ đó vối làng. Tiền mua giỗ hậu nộp vào quỹ làng để sắm thêm tự khí, mở đền, đình, hoặc dùng vào các việc công ích khác.
Mua giỗ hậu có thể mua bằng tiền hay ruộng vườn. Khi qua đời thì làng nước, chùa chiền hoặc họ làm ma.
Nếu ngày giỗ hậu tại nhà thờ họ, thì tộc trưởng là người cúng giỗ và mời một số con cháu trong họ tối dự giỗ.
Nếu tại đình các hương chức, quan viên cúng giỗ rồi cùng nhau chia phần hưởng lộc hậu, ăn uống ngay tại dinh hoặc mang về.
Giỗ hậu cúng nơi nhà hậu, một căn nhà riêng tại dinh chùa dùng để làm giỗ hậu.
Người khấn giỗ tại đình thường gọi là ông từ, hoặc vị tiên chỉ trong làng. Trong ngày giỗ hậu, ngoài việc cúng hưởng giỗ, dân làng cũng phải sa lễ để cúng cáo Thành hoàng.
Nếu tại chùa thì việc khấn vái do nhà sư trụ trì chùa đảm nhiệm. Trong ngày giỗ hậu, tại đây có tụng kinh để cầu an vong hồn người khuất.