Gà cúng gia tiên hay giao thừa nên đặt quay đầu như thế nào?
Trong phong tục lễ nghi của người Việt Nam thì việc cúng bái rất được coi trọng. Một điều rất dễ thấy là trong bất cứ mâm cỗ cúng nào đều có cúng gà. Tuy nhiên không phải ai cũng không biết cách đặt gà cúng như thế nào mới mang đến điều tốt đẹp.
Nội dung
Ý nghĩa của việc cúng gà ngày Tết
Theo quan niệm dân gian con gà trống được coi là con vật quan trọng, báo hiệu điềm lành dữ và đoán định tương lai. Được xem là cầu nối giữa thế giới con người với thế giới thần linh, chọn để dâng cúng thần linh, tổ tiên mỗi dịp lễ Tết. Con gà mang biểu tượng văn hóa gắn liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông.
Cúng gà trống với mong muốn nó sẽ đánh thức mặt trời, mang đến ánh nắng chiếu sáng cho cả năm, đem lại mưa thuận gió hòa cho nông nghiệp.
Người xưa quan điểm gà trống có các đức tính quý và đẹp hơn so với các loại gia cầm khác nên chọn làm vật tế lễ thần linh, gia tiên. Với quan điểm gà trống hội tụ ngũ đức: Văn – Võ – Dũng – Nhân – Tín:
- Văn: mào gà dựng đứng cao thẳng thể hiện chí khí.
- Võ: gà trống đi đầu đàn và dẫn theo cả đàn gà với dáng đi nhanh nhẹn và mạnh mẽ.
- Dũng: linh hoạt di chuyển và có các cú mổ chính xác, chiến đấu tới cùng để bảo vật đàn của mình trước các loài vật khác.
- Nhân: khi gặp nơi có thức ăn sẽ kêu cả đàn ra ăn chung.
- Tín: gà thường ngủ sớm và thức đêm, khi gáy báo hiệu thời gian cho mọi người.
Nhờ những đặc tính tốt đẹp đó mà gà trống được chọn làm vật tế lễ thần linh, tổ tiên từ xưa đến nay.
Đặt gà cúng quay hướng nào
Quan niệm dân gian
Làm mâm cỗ giao thừa thì nên đặt gà cúng lên đĩa to bày ngay ngắn trên đĩa với tiết lòng đặt dưới bụng gà, mỏ ngậm bông hoa hồng đỏ. Điều quan trọng đặt đầu gà quay ra đường để đón quan Hành khiển cai quan năm mới đi qua. Cách đặt gà cúng còn có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình.
Theo quan niệm dân gian thì mỗi năm trên Thiên đình sẽ cho thay toàn bộ quan quân trông coi việc hạ giới. Vì vậy việc cúng Giao thừa là tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và đón quan quân cai quản năm mới.
Một số quan điểm khác
Một số chuyên gia cho rằng nên đặt gà cúng quay đầu gà hướng về bát hương với tư thế được gọi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu” tức là há miệng, chân quỳ và cánh duỗi ra tự nhiên. Nếu như đặt đầu ra phía ngoài thì đó là gà không chịu chầu.
Gà quay đầu ra ngoài nhìn đẹp hơn khi quay đầu về bát hương và phao câu chổng ra ngoài. Cách đặt gà đá chỉ đẹp về hình thức chứ không đẹp về ý nghĩa tâm linh và sự thành kính.
Một số ý kiến khác cho rằng việc đặt gà quay vào trong hay quay ra ngoài không quan trọng. Do trong văn hóa thờ cúng từ xưa thì chỉ thờ một miếng thịt là đủ, từ khi cuộc sống đã đầy đủ hơn thì người ta mới cúng cả con gà.
Cách làm gà cúng đẹp
Gà trống cúng phải để nguyên con mới thể hiện sự nghiên cẩn và đẹp mắt, còn gà mái thì có thể chặt miếng nhưng không thể đẹp bằng. Nếu chặt gà thì để nguội chứ không nên chặt lúc còn nóng vì sẽ bị nát và méo mó, bắn bẩn xung quanh. Tránh việc cúng gà quay rán, ninh, ran vì nhìn không đẹp, mất đi sự nghiêm cẩn.
Chú ý gà luộc cho mâm cơm tất niên hơi khác với gà cúng Giao thừa. Vì gà cúng Giao thừa phải chọn con gà trống non, dâng cúng là chính. Còn gà trong mâm cơm tất niên là để ăn, thì có thể chọn gà mái béo đã đẻ trứng một đợt ăn sẽ ngon hơn.
Việc làm đồ cúng rất quan trọng để thể hiện sự thành tâm của mình đối với bề trên. Việc đặt mâm cúng như thế nào còn tùy thuộc vào suy nghĩ của các gia đình.