Các nghi lễ trong thời gian tang chế

Chia sẻ ngay

Các nghi lễ trong thời gian tang chế là sau khi người mói chết gia đình phải lập bàn thú riêng. Nếu gian giữa đã lập bàn thờ tổ, thì bàn thờ người mối chết đặt ở gian bên.

Bàn thờ cần có một bát hương, lọ hoa, đài rượu và bài vị. Trong thời hiện đại, ngoài bài vị còn có một bức ảnh chân dung của người quá cố. Tại bàn thờ có treo trướng hoặc của chính gia chủ hay của người thân, bạn bè phúng viếng.

tang-le-bac-nguyen-toan-26-

Một trong những nghi lễ trong thời gian tang chế

Mát nhà

Tục xưa, đối với những nhà nghèo khó không làm được ở nhà thì cũng phải đến điện lễ để xin thầy cúng cho bùa đem về dán ỏ nhà.

Lễ mát nhà có mời thầy cúng tới bày đàn mũ mã cúng tống hung thần, ném gạo, muôi tiễn và thỉnh trấn trạch, yểm mả.

Bùa trấn trạch dán ở trên cửa ra vào và cửa buồng đế ngăn tà ma. Bùa yểm trừ trùng được cuộn gọn vào ổng tre vót nhọn một đầu, cắm ngập xuống trước mộ chí người chết.

Tính từ ngày chết đến 100 ngày, ngày nào gia chủ cùng cúng, còn gọi là lễ cúng cơm, mỗi ngày 2 bữa. Bữa ăn thường ngày của gia đình như thế nào thì cúng cho người đã khuất như thế. Cúng cơm mỗi ngày trong suốt thời kỳ để tang là 3 năm hoặc 100 ngày, hoặc một năm là tuỳ hoàn cảnh và quan niệm của từng gia đình. Điều quan trọng trong mỗi lần cúng, là bát đũa… phải dành lòng trong một bữa ăn của gia đình. Điều này mang ý nghĩa nhắc nhở bổn phận con cháu và để tỏ lòng hiếu thảo của con cháu đối vói người đã khuất.

Cũng tùy địa phương, có nơi chĩ cúng hết 49 ngày (lức là lễ chung thất): Theo thuyết của Phật giáo: qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua một điện ở âm ty tức 1 tuần, nhưng không phải tuần lễ theo Dương lịch); sau 7 tuần vong hồn đã siêu thoát. Có nơi cúng hết 100 ngày (tức lễ tốt khốc, nghĩa là thôi khóc). Theo giải thíc của người xưa thì thời gian này âm hồn vẫn còn phảng phất luẩn quẩn trong nhà chưa đi xa.

Lễ cúng 3 ngày

Tục này không thông nhất, có nơi tính ba ngày sau mất, có nơi tính sau sau khi chôn. Xét trong “điển h thì không có lễ ba ngày mà chỉ có lễ tế ngu gồm có sơ ngu tái ngu, tam ngu. Ngu nghĩa là yên vui, tức là ba lần tế lễ cho yên hồn phách. Theo “Thọ mai gia lễ” thì khi chôn xong, rước linh vị về đến nhà người ta sẽ làm lễ tế sơ ngu.

Làm sơ ngu xong gặp ngày nhu (tức là Ât, Đinh , Kỷ, Tân, Quý) làm lễ tái ngu, gặp ngày cương (tức
ngày Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm) làm lễ tam ngu Phan Kê Bính cũng dẫn giải như trên.

Dần dần về sau người ta giản lược, kiêm cả ba lễ luôn, chỉ làm lễ tam ngu, vì thế nên gọi là lễ ba ngày.Vậy là tính ba ngày từ sau khi chôn, theo tục gọi là lễ mở cửa mả. Ngày đó con cháu ra sửa lại mồ mả, đắp cỏ, khơi rãnh thoát nước,… Ngu là tế ngu, tế chỉ tế người chết, tê thần. Theo phong tục cũ thì ít khi chết xong chôn ngay, thường còn để dăm bảy ngày trong nhà. Khi chưa chôn làm lễ triêu tịch điện, tức cúng cơm hàng ngày vẫn theo lễ thờ người sống. Vậy tế ngu phải tính từ sau khi chôn.

Còn có một lập luận khác: Có ba điều không yên khiến phải làm lễ tê ngu:
– Đang sống hoạt động, nay mọi hoạt động bỗng nhiên bị đình chỉ.
– Đang nhìn thấy bóng dáng, khi đã nhập quan không nhìn thấy bóng dáng nữa.
– Đang ở trên dương thế, nay xác về cõi âm, hồn vía vưởng lìa khỏi xác. Âm dương hoàn toàn cách biệt từ sau lễ thành phần. Sơ ngu, tái ngu, tam ngu là tế làm cho yên hồn phách, vậy phải tê sau khi mất, khi lễ nhập quan và sau khi lễ thành phần xong.

Thời nay cũng có trường hợp sau khi chết 4 – 5 ngày còn để trong nhà lạnh chưa chôn nên không thể làm lễ ba ngày trưoc lễ an táng.

Lễ cúng 7 ngày

Tính từ ngày chết, cứ 7 ngày tổ chức 1 lần lễ cầu siêu và cúng cơm. Tăng ni được mời tới nhà tụng kinh,
hoặc cũng có thể xin làm lễ tụng kinh tại chùa. Buổi cầu siêu sau 7 ngày lần thứ nhất gọi là sơ thất, tuần thứ hai tiếp theo gọi là nhị thất, rồi tam thất… cứ thế cho đến lần thứ 7 gọi là thất thất, đây là lần cuối cùng của việc cúng 7 ngày nên cũng được gọi là chung thất hoặc tứ cửu tức là cúng bốn mươi chín ngàỳ.

Nêu tụng kinh tại chùa thì từ lần sơ thất đến chung thất người ta phải rước hồn bạch hoặc thần chủ (nay là ảnh chân dung người chết) lên chùa.
Đến chung thất (bôn chín ngày) là tuần sau cùng,con cháu tang gia cúng tại nhà có tế lễ, còn mang lên lum làm chay để tụng kinh sám hối, có khi kéo dài ba ngày dêm để vong hồn người quá cố được siêu thoát. Có nơi làm lễ bốn chín ngày kéo dài 7 ngày đêm liền.

Theo quan niệm của Phật giáo, thì tuần chung thất hết sức quan trọng, nhằm đưa vong hồn người chết lên chùa nương cửa Phật.

Lễ cúng 49 ngày

Làm chay 49 ngày cũng giống đàn chay cúng vào dịp Tết Trung nguyên đế cầu cho tổ tiên – đàn chay gồm: Tam bảo đặt trên cùng nếu không thay bằng ba bình hương; tượng tam phủ (Thiên phủ, Đại phủ, Thuỷ lui), giữa là tượng Đức Phật Thích Ca, tả hữu có tượng Thiên quan và Thành hoàng. Hai bên kê tiếp đó có Thập Diện Diêm vương; ở giữa phía dưới là Địa ngục.

Dưới cùng là bàn thờ chúng sinh. Trước bàn thờ là đàn mộng sơn dựng cao, để chủ lễ làm dấu hiệu siêu sinh cho vong hồn người đã khuất.
Nghi thức làm lễ chay:

– Lễ Phật: đế cầu từ bi hỉ xả.
– Lễ Tam phủ: xin xoá bỏ mọi tội lỗi.
– Lễ cầu vong: làm lễ để yêu cầu vong hồn người quá cố nhập vào một cô đồng để cho biết ý muôn của vong.
– Lễ phá ngục: mỏ cửa ngục tha cho các tội nhân.
– Lễ giải oan: để sửa chữa tội lỗi cũ, dứt bỏ dây oan nghiệt.
– Lễ phóng đăng (thả đèn), phóng sinh (thả chim).
Tức là thả đèn trên sông, thả chim lên trời hoặc thả cá xuống sông. Lễ này cốt để chuộc tội cho vong người quá cố.
– Lễ cúng cháo: để bố thí cháo cho chúng sinh.
Làm chay đủ lễ phải mất 7 ngày 7 đêm. Nêu làm chay ỏ chùa, đàn tràng bày trên hết thờ Phật, dưới là Thập điện Diêm vương, rồi đến các thần linh. Tục xưa tin rằng có người chết phải “giờ xấu, chạm tuổi” thì co trùng tang. Người chết bị trùng tra khao, dẫn về nhà bắt người thân, vì thế cần làm chay cúng để trừ trùng.

Lễ cúng 100 ngày

Tính từ ngày chết đến 100 ngày là tuần tốt khốc.Kể từ tuần này trở đi con cháu không khóc nữa. Và vào tuần này con cháu sẽ cúng tê lần cuối cùng trong thời ky tang chế.

Tuần tốt khốc còn gọi là tuần “bách nhật” (100 “gày).
Tuần tốt khốc có tế lễ và nghi thức cũng như các cuộc tế lễ khác, có văn tế. Mẫu văn tế như sau:
Ngày tháng thoi đưa, tới tuần tốt khốc
Cây lặng gió lay, khóc làm sao được
Cha (mẹ) từ khuất mặt, tưởng linh hồn
Như ở linh sàng (giường nằm)
Con khó lòng, thờ lúc chết, như thờ lúc sống