Các nghi lễ trong gia đình dịp lễ Tết
Tục lệ thờ cúng tổ tiên của người Việt được coi là một điều linh thiêng, hết sức quan trọng không thể thiếu được trong phong tục của người dân không chỉ xưa mà nay cũng vậy.
Thờ cúng tố tiên là một trong những tập quán tối đẹp của người Việt.
Thờ cúng tổ tiên là tấm lòng thành kính thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên ông bà, chu mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho cháu con. Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm bày tỏ lòng tôn kính của các thê hệ sau với những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời. Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời từ lâu, trên cơ sở niềm tin về sự bất tử của linh hồn sau khi con người đã chết; tiu rằng con người ta chết đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu.
Nghi lễ cúng giỗ gia Tiên
Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén nhang lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, ngày Tết, hay ngày giỗ tổ tiên, con cháu trong gia đình cũng đã thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất. Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam, đặc biệt là cuộc sống ở các làng quê. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo vối cha mẹ và có hiếu vối ông bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình.
Xin tổ tiên phù hộ cho gia quyến bình an, là tâm niệm của tất cả người Việt. Trên thực tế, thờ cúng tổ tiên là một phong tục truyền thống của dân tộc, cho dù đó không phải là điều bắt buộc song đó lại là thứ “luật bất thành văn” trong đời sông tâm linh của người Việt tồn tại qua bao thê hệ. Trong mỗi gia đình, bàn thờ cúng tổ tiên được đặt ỏ vị trí trang trọng nhất và trở thành nơi con cháu khấn vái trong những ngày tuần, ngày giỗ, ngày Tết, hoặc khi có hiếu hỷ, việc to, việc nhỏ với mong muốn được gia tiên phù hộ. Nói chung, mọi biến cô” trong gia đình đều được gia chủ báo cáo với gia với gia tiên.
Theo phong tục, bàn thờ gia tiên được đặt ngay tại gian nhà chính. Nếu nhà giàu có thì đồ thờ phụng thật trang hoàng,sơn son thiếp vàng. Còn gia cảnh túng bấn thì cũng chỉ cần vài cây đèn nến sơn son và một bình hương là đủ. Xưa kia, những nhà quyền quý có đủ thần chủ bốn đời để thờ, đó là cao, tằng, tổ, khảo. Thần chủ lam bằng gỗ táo, trên đó đề tên, họ, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tiên. Nhà thường dân cũng có nhà dùng thần chủ, nhưng cũng có nhà dùng bộ ỷ để thờ. Đồ thờ tự được coi là những vật linh thiêng. Ngày nay, do luc động của nếp sông mới, gia đình có bàn thờ cổ không còn nhiều. Người ta lập bàn thờ trên một tấm ván đóng trên tường, có khi là trên nóc tủ… Đồ thờ chỉ gồm một lanh hương nhỏ, khung ảnh thờ người quá cô” và một sô”đồ bày biện khác.
Sau khi đặt đồ lễ lên bàn thờ, gia chủ (chủ hộ hoặc trưởng nam hoặc cháu đích tôn…) khăn áo chỉnh tề, thắp hương, đứng trước bàn thờ, vái 3 vái và khấn.
Hương thắp trên bàn thờ bao giờ cũng thắp theo số lẻ: một, ba, năm nén. Sau khi gia chủ khấn lễ, lần lượt đến mọi người trong gia đình vái trước bàn thờ. Ngày nay, việc khấn lễ đã giản đơn, người ta chỉ vái thay lễ. Trước khi khấn, vái ba vái ngắn, khấn xong vái thêm bôn vái dài và ba vái ngắn. Khi mọi người đã lễ vái xong, chờ cho tàn một tuần nhang, gia chủ tói trước bàn thờ lễ tạ và thắp thêm tuần nhang nữa. Sau đó, gia chủ hạ vàng mã trên bàn thờ đem hoá (đốt). Lúc hoá vàng người ta thường lấy chén rượu cúng vẩy lên đông tàn vàng. Các cụ giải thích, có như vậy người dưới âm mới nhận được sô vàng người sống cúng. Lúc này có thế hạ đồ lễ xuống. Trong việc thờ phụng tổ tiên thì ngày giỗ hay còn gọi là kỵ nhật rất quan trọng. Trong ngày giỗ, người ta làm cỗ bàn mời thân bằng quyến thuộc, ơ làng quê, ngày giỗ là dịp đế gia chủ mời lại những người đã từng mời mình đi ăn uống, người ta gọi là trả nợ miệng. Giỗ có thế làm to hoặc làm nhỏ tuỳ theo gia cảnh và nhiều khi lại tuỳ thuộc vào mối liên hệ giữa người sông và người chết. Vi như giỗ cha mẹ, giỗ ông bà thường làm to, giỗ anh em, chú bác cùng các vị cao tằng tổ khảo thường chỉ có cơm canh cúng đơn sơ để khỏi bỏ giỗ.
Theo phong tục, con trai trưởng là người có trách nhiệm tổ chức. Nêu con trai trương không còn thì việc cúng giỗ sẽ do cháu đích tôn tổ chức (chỉ khi nào trưởng nam không may tuyệt tự, không có con trai nối dõi thi mới đến con thứ). Tuy nhiên, không vì thế mà những: người con thứ, cháu thứ, cháu ngoại bỏ ngày giỗ ông bà, cha mẹ. Đến ngày giỗ, họ phải tề tựu ở nhà người con trưởng và cũng phải mang đồ lễ cúng tới để gửi một giỏ. Trước ngày giỗ, trưởng nam làm lễ cáo vối Thổ công đế xin phép với Thổ công cho hương hồn người đã khuất được về phôi hương bởi vì người ta cho rằng “đất có Thồ công, sông có Hà bá”, chỉ khi có phép của Thố công hương hồn người đã khuất mới vào được trong nhà.
Đồ lễ dâng cúng gia tiên bao giờ cũng phải thanh khiết, không con cháu nào được đụng tới. Cỗ bàn nấu xong, cúng gia tiên trước con cháu mới được ăn sau. Khách tối ăn giỗ có mang đồ lễ để cúng, thường là vàng hương, trầu rượu, trà nến, hoa quả. Quan hệ huyêt thông của Việt khá phức tạp. Gia đình chỉ là một đơn vị độc lập tương đối bởi vì giữa các gia đình trên một phạm vi nào đó lại tồn tại một quan hệ ràng buộc mà nguời ta gọi là họ hàng, dòng tộc. Và theo “quy định” huyết thống ấy, nhiều gia đình sẽ họp thành một ngành, nhiều ngành họp thành một họ. Mỗi họ có một ông Tố chung.
Vì vậy, ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia, người Việt còn có ngày giỗ họ. Trưởng tộc là người được hưởng hương hoa của tổ tiên nên có trách nhiệm phải lo việc làm giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ. Mỗi họ đều có một cuốn gia phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong họ theo thứ tự để mọi người cùng dòng họ “vấn tổ tầm tông”. Con cháu trong một họ lập Từ đường để thờ vị Thuỷ tổ. Trên bàn thờ ấy có bài vị Thuỷ tổ dòng họ. Xưa kia bài vị thường được ghi bằng Hán tự, ngày nay có nhiều người dùng chữ Quốc ngữ để đề bài vị. Ngoài thần chủ đồ thờ còn bao gồm đèn nến, hương, hoa, mâm quỳ, mâm bồng, cổ đài rượu… Hoành phi câu đôi trên đó ghi lại công đức của tổ tông là đồ không thể thiếu trong gian thờ. Có nhiều họ không xây Từ đường thì xây một đài lộ thiên, dựng bia đá, ghi tên thụy hiệu các tô tiên. Mỗi khi có giỗ tố hoặc có tê tự thì cả họ ra đó cúng tế.
Chuyện góp giỗ và tổ chức giỗ họ hàng năm được chuẩn bị rất chu đáo. Theo phong tục chỉ có đàn ông trong họ trên 18 tuổi mới phải góp giỗ (được gọi là tính theo đinh). Có nhiều họ theo quan niệm “con gái là con người ta” nên không cho con gái dự giỗ họ nhưng con dâu “mới đúng là con mua về” thì được tham dự. Ngày nay, quan niệm ấy đã dần được xoá bỏ. Ngày giỗ họ, không mời khách khứa, chỉ có con cháu trong họ. Các ngày rằm, mồng một, ngày lễ, ngày Tết việc lễ bái sẽ do nhà trưởng họ lo. Đến tháng Chạp thì cả họ lại họ) nhau lại như ngày giỗ Tổ.
Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tố tiên của người Việt xét theo góc độ nào đó dn có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất thì vẫn giữ nguyên. Người Việt coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.
Người Việt quan niệm rằng qua việc thờ cúng tổ tiên, vô hình trung ở giữa hai giới, giới vô hình và giới hữu hình luôn luôn có một mối dây liên hệ mật thiết với nhau. Và chính thời điểm cúng bái ấy sẽ là dịp gặp gỡ của thế giới hữu hình và vũ trụ thần linh.
Người Việt cổ cho rằng, người chết chưa hẳn đã hết thể xác tuy chết đi, nhưng linh hồn vẫn còn sông mãi vẫn thường xuyên đi lại với gia đình. Thể xác tuy tiêu lan, nhưng linh hồn thì trường tồn mãi mãi. Người ta tin rằng dương thê sao thì âm thê vậy. Nghĩa là người khi còn sông cần gì, sống ra sao thì khi chết đi cũng như vậy, và cũng có một “cuộc sống” ở cõi âm như cuộc sống của người trên trần gian. Nói một cách khác đi thì mọi ninh hoạt, ăn tiêu, đi lại, nhà ở của người chết giống như người sống. Vì tin như vậy, nên việc cúng lễ, đối với người Việt là rất cần thiết và việc thờ cúng tổ tiên ông bà, cha mẹ, những người đã mất là không thể không lồm.
Hơn nữa tục còn tin vong hồn người khuất thường luôn ngự trên bàn thờ đế gần gũi con cháu, theo dõi con cháu trong công việc hàng ngày và trong những trường tiỢp cần thiết ra tay giúp đỡ con cháu tai qua nạn khỏi. Sự tin tưởng vào vong hồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ ngự trên bàn thờ, có ảnh hưởng nhiều đến hành động của người sông.
Chính vì sợ vong hồn cha mẹ, ông bà buồn, mà nhiều con cháu hiếu thảo đã tránh được những hành vi xấu xa, bạo ngược. Nhiều lúc trước khi làm công việc gì họ cũng suy đi tính lại, xem công việc đó lúc ninh thời cha mẹ, ông bà có chấp nhận và vừa lòng không. Những người đang sống lúc nào cũng cảm thấy lo sợ làm cho vong hồn ông bà, cha mẹ tủi hố’ qua những hành động thiếu nhân đức là mang tội bất trung, bất hiếu.
Trong việc tê lễ, một điều không thế thiếu được là bao giờ cũng đốt hương trầm gốc gác từ Trung Quốc lưu truyền, sang nước ta có lẽ vào thời Tam Quốc, khi Trương Tân sứ thử nước Ngô ở Giao Châu mỗi khi đọc thư đều đốt hương.
Xưa kia, khi người Trung Quốc tế lễ chỉ dùng cỏ thơm tẩm mỡ đốt lên rất thơm. Đến đời Hán Vũ đê sang đánh nước Hỗn Gía thuộc xứ Tây Vực. Nước này thua trận, nhà vua đầu hàng và dâng một tượng thần bằng vàng. Người nước Hỗn Gia cúng tế tượng thần này chỉ dùng hương đốt lên rồi lễ bái. Người Trung Hoa thấy tục hay, bắt chước làm theo, từ đó người Trung Hoa có tục đốt hương trong tê lễ.
Hương đốt để cầu thần thánh giáng trần. Tục đốt hương thường đốt theo sô’ lẻ như 1, 3, 5…, vì theo quan niệm của người Trung Hoa, nén hương lễ thuộc âm giới.