Các nghi lễ sau lễ an táng
Từ các nghi lễ sau lễ an táng đến khi cải táng là một thời gian dài ít nhất là ba năm trở lên, tùy gia đình cải táng sớm hay muộn.Nhưng có một số việc phải làm:
Tế thành phần
Kể từ khi đắp mộ xong trở đi mới được gọi là thờ người chết. Khác hẳn lúc linh cữu đang quàn trong nhà, dù người đã chết mà vẫn coi là còn sống, vì thê phúng viếng chỉ lạy hai lạy. Còn từ sau đắp mộ xong mới coi là “người đã chết, vì thê cúng phải lạy bổn lạy một vái. Bà con đứng trước mộ vái từ biệt, con cháu mỗi lần cúi đầu và đáp lễ, không phải lạy.
Lễ tế thành phần được tiến hành ngay sau khi đắp mộ xong, trong lễ đó con cháu phải lạy bốn lạy một vái sau lễ tế thành phần xong con cháu ra về.
Rước về
Lúc ra về, thần chủ hoặc hồn bạch sẽ được rước về nhà “Một người trong hiếu chủ dẫn trước linh xa, còn ” còn những người khác theo sau.
Đám tang khi về theo một đường khác và thứ tự đi như lúc ra huyệt.
Tới nhà con trưởng, hay cháu đích tôn bưng thần lui tư linh xa vào đặt lên bàn thờ, con cháu làm lễ an vị.Khi cử hành lễ phải lạy bốn lạy một vái. Trong lễ an vị có gia đình còn có ban tư văn trợ tế. Bàn thò đặt nơi trang trọng nhất. Nếu nhà có bàn thờ tổ tiên ở gian giữa thì phải lập bàn thờ vong ở gian bên, không được thờ chung.
Phải đợi hết tang mối được rước sang thờ chung cùng bàn thờ tổ.
Lễ phản khốc
Khi đưa linh xa về tới nhà, một người chấp sự đốn bên linh xa quỳ xuống xin rước thân chủ hoặc hồn bạch vào bàn thờ (linh toạ), các hộ lễ rưốc vào, rồi làm lễ phản khốc. Trong lễ phản khốc bản chúc đọc lúc tế đề chủ được đem đốt đi. Có nhà không làm lễ phản khử’ thì con cháu vào lễ bốn lạy.
Tế ngu
Chữ “Ngu” ở đây có nghĩa là yên vui. Có ba lần tế ngu để an thần người chết.
– Ngày an táng, lễ lần đầu gọi là sơ ngu, tô chức ngay sau khi đưa đám trỏ về.
– Qua ngày hôm sau, tế thêm một lần nữa, gọi là tái ngu.
– Đến ngày thứ ba gọi là tam ngu.
Tế ngu nhằm làm cho vong hồn người quá cố được yên nghỉ nơi suối vàng.
Tê ngu phức tạp hơn tê thần. Chủ tê phải là con trưởng hay cháu đích tôn, đứng hàng đầu, làm theo hướng dẫn của tướng lễ đi bên cạnh. Con cháu xếp hai hàng hai bên, nam tả nữ hữu, con dâu, con gái và cháu gái ngồi xếp gối dưói đất (không trải chiếu). Dâu trưởng, ngồi hàng đầu. Ban tư văn cử người có giọng tốt đọc văn tế.
Ngoài ba lần tế ngu, hàng ngày đến bữa ăn, con cháu cũng có lễ cúng cơm dâng người chết.
Đặc biệt trước khi lễ sơ ngu, con cháu phải vào tế tổ để yêt cáo tổ tiên. Đây là một thủ tục gia phong “đi có thưa về có trình”.
Âp mộ , viếng mộ
Trong ba ngày sau khi hạ huyệt, vào mỗi buổi chiều con cháu đem cơi trầu đên mộ mà khóc lóc gọi là ấp mộ. Việc làm này mang ý nghĩa là đem hơi nóng của tình thân gia đình làm cho mộ đỡ lạnh.
Đên ngày thứ 3, con cháu đắp sửa lại mộ. Ngày này lô lam cỗ bàn mời bà con thân thuộc. Lễ này gọi là cúng” mở cửa mả”.
Đi viếng mộ lần này chỉ cần vài ba người, trong đó có trưởng nam hay cháu đích tôn.
Cũng từ ngày đó trở đi, ngày nào cũng cúng cơm một hoặc hai buổi cho đủ 100 ngày. Có nơi cúng hết tang là 3 năm.
Theo phong tục, sau ba ngày an táng là làm lễ mỡ của mả . Trong buổi đó, sửa sang mộ cao ráo, đắp cỏ xung quanh, làm rãnh thoát nước, chặt bỏ cây bụi xung quanh đê phòng rễ mọc lan, xuyên vào mộ, chọc áo quan. Kể từ ngày đó, con cháu đến thăm viếng thắp hương chỉ lấy đất chung quanh đắp bổ sung vào những chỗ đất bị sụt lở, không được trèo lên mộ, không được động thuổng, cuốc vào.
Xét ra tục kiêng ấy rất có lý: Trong ba năm đó, áo quan và thi thế đang trong thời kỳ tan rữa, đã xảy ra những trường hợp do không biết để phòng mà mồ mả bị sập. Sập mả, động mả mặc dù là hiện tượng tự nhiên, nhưng thực tế nó cũng gây cho tang gia nhiều điều lo lắng.