Các nghi lễ khi tổ chức cưới hỏi

Chia sẻ ngay

Khi nhịp sống quá nhanh và bận rộn, với một số bạn trẻ, phần “các nghi lễ khi tổ chức cưới hỏi” trong đám cưới đôi khi trở nên lê thê. Nhưng tìm hiểu cội nguồn của các thủ tục cưới này, bạn sẽ thấy trân trọng hơn và biết làm cách tinh giản mọi thứ mà vẫn giữ được những gì tinh túy nhất của đám cưới truyền thống.

Là lễ thành hôn. Trước đây, người Việt gọi lễ này là lễ rước dâu. Ngày nay, trong ngôn từ của đời sống thường ngày, Dân gian có câu:’ Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà. Trong ba việc ấy thật là khó thay”. Vì vậy, việc cưới hỏi là nghi lễ truyền thông quan trọng của cả đời người, trong đó có nhiều lễ nghi không thể bỏ qua, nên việc tổ chức dù theo phong cách truyền thông hay hiện đại cũng cần được quan tâm. Cưới hỏi cũng là một nghi lễ không thê thiếu tại bất kỳ quốc gia nào trên thê giới. Tùy thuộc vào phong tục tập quán của mỗi nước, mỗi vùng miền mà ở đó người ta có những cách tổ chức khác nhau. Chỉ nói riêng ở Việt Nam, trong tổng sô” 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có những cách tổ chức lễ cưới theo phong tục riêng của mình.

Việt Nam với phần đông là người dân tộc Kinh, lại chia làm hai nhóm theo tôn giáo để có những phong tục tổ chức cưới hỏi khác nhau. Nhìn chung, các lễ cưới dù được tổ chức ở đâu, theo phong tục nào thì đó cũng là một đại lễ quan trọng của đời người, về định nghĩa, lễ cưới hay đám cưới là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân. Với ý nghĩa này, lễ này còn gọi người ta gọi lễ này là lễ cưới (dịch theo tiếng Hán là hôn lễ). Đây là hình thức liên hoan, mừng hạnh phúc cho cô dâu, chú rể và hai gia đình.

Trong cuộc sống, ngày xưa cũng như ngày nay, đám cưới chính là biểu hiện của nếp sống xã hội, của nền văn hoá dân tộc. Nó vừa kế thừa truyền thống phong tục – tập quán của dân tộc, vừa được cách tân ngày càng văn minh theo sự phát triển của thời đại. Trong các đám cưới không thể thiếu trầu cau. Nó tượng trưng cho sự gắn bó bền chặt của tình anh em cũng như lòng chung thuỷ sắt son trong tình cảm vợ chồng. Cũng từ đó trầu cau mang ý nghĩa “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Bên cạnh đó là rượu, gạo, thịt, bánh trái là sản phàm đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Mỗi thứ như vậy đều có ý nghĩa nhất định trong văn hoá cổ truyền Việt Nam. Trong ngày cưới, chẳng nhưng cô dâu, chú rể, hai bên cha mẹ hoan hỉ mà cả họ hàng nội ngoại, bạn bè, làng xóm đều hân hoan chúc mừng hạnh phúc lứa đôi.

Trong đời sống tinh thần của người Việt thì cưới là một chuyện hệ trọng trong cuộc đời mỗi người. Cưới hiểu theo nghĩa thông thường là tố chức lễ chính thức lấy nhau làm vợ chồng. Với ý nghĩa đó, đám cưới trỏ thành ngày thiêng liêng vui mừng nhất, nếu không muốn nói là duy nhất trong cuộc đời mỗi người. Có thế khẳng định rằng, từ lâu, việc tổ chức lễ cưới đã là một phong tục không thê thiếu trong cuộc sống cộng đồng, mà ý nghĩa xã hội của nó thế hiện ở nhiều khía cạnh: kinh tế, xã hội, đạo đức, văn hoá.

Lề cưới thường là sự ghi nhận quá trình trưởng thành của đôi thanh niên nam nữ, sau quá trình tìm hiểu. Nó khẳng định xã hội đã thừa nhận một tình yêu.Hôn nhân là sự thống nhất giữa tình yêu và trách nhiệm giữa hai người. Hôn nhân không được xây dựng trên cơ sở của tình yêu là hôn nhân ít mang lại hạnh phúc.

Ý nghĩa của lễ thành hôn

Lễ cưới là sự công bố trước dư luận xã hội sau quá trình hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn. Sự ra đời của một gia đình mới có một ý nghĩa rất quan trọng đôi với xã hội. Lễ cưới còn là sự họp mặt của hai họ và bạn bè thân thích để mừng cho hạnh phúc lứa đôi. Đến với đám cưới, con người có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc, làm quen vối nhau, tăng cường giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ xã hội. Đến với đám cưới là đến với một sinh hoạt văn hoá lành mạnh không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người và cả cộng đồng.

Một số lễ thức trong lễ cưới xét ở khía cạnh nào đó cũng thể hiện được ý nghĩa nhất định. Lễ gia tiên, lễ hợp cẩn, lễ lại mặt bộc lộ truyền thông luân lý đạo đức như hiếu đễ với tổ tiên, trân trọng tình cảm vợ chồng, có trách nhiệm với làng xóm quê hương. Hình ảnh cô dâu duyên dáng trong tà áo dài truyền thống của những đám cưới xưa vẫn luôn được mọi người ca ngợi và trân trọng. Nó thế hiện được tính dân tộc của phong tục Việt Nam. Và cũng trong hôn lễ, sự chân thành, sâu sắc của tình yêu đôi lứa được thể hiện qua các tục lệ cổ truyền. Đó là lời khẩn nguyện (lễ thề nguyền) của cô dâu chú rể trước gia tiên hai họ, kèm theo là sự trao kỷ vật như trao nhẫn cưới, hứa hẹn ăn hỏi với nhau cho đến “mãn chiều xế bóng”… Tất cả đều nhằm đánh dấu một sự chín muồi của tình yêu để dẫn tới hôn nhân.

Cách thức tiến hành

Dựng vợ gả chồng là việc lớn của đời người, đó không chỉ là việc hai người lấy nhau mà còn là việc hai họ dựng vợ gả chồng cho con cái. Theo phong tục xưa còn lưu truyền cho tới ngày nay, một cuộc hôn nhân từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc thường qua bước sau đây:

Thứ nhất: Nhà trai chọn ngày lành tháng tốt, sửa một cơi trầu có khoảng 10 – 15 quả cau và trầu tươi sang nói chuyện chính thức với nhà gái về hôn nhân của đôi trẻ. Trong cuộc gặp này, phía nhà gái có cả những người thân thích như chú bác ruột của cô gái, họ đến uống nước ăn trầu và nghe ý kiến của nhà trai.

Thứ hai: Lễ ăn hỏi (tiểu lễ). Sau lễ chạm ngõ, nhà gái thông báo cho nhà trai những lễ vật mà họ yêu cầu,điều mà người xưa gọi là thách cưới. Những lễ vật này sẽ được nhà trai mang đến hôm ăn hỏi hoặc ngày cưới hỏi tùy theo phong tục từng địa phương, về tục này, có thể diễn ra theo hai hướng sau đây:

Có địa phương nhà trai sau khi chọn ngày tốt, đem một buồng cau sai quả, to đều đẹp, chè ngon. Số lễ vật này dược đặt vào quả tráp đậy nắp hoặc phủ vải đỏ và cho nam nữ thanh niên chưa vợ, chưa chồng đội đến nhà gái. Khi đến nơi, bà mốì hoặc đại diện nhà trai thường thì cha mẹ chú rể có lời xin phép nhà gái được bưng lễ lên bàn thờ. Nhà gái đồng ý và thắp hương trình báo xin tổ tiên phù hộ độ trì cho con gái hạnh phúc trăm năm, sinh con đàn cháu đống. Hai bên thông gia trò chuyện đồng thời nhắc lại ngày giờ cưới gả để chuẩn bị cho kỹ hơn. Khi hương tàn, nhà trai xin phép nhà gái về. Nhà gái hạ lễ, đem buồng cau xuống, dùng tay (không dùng dao cắt) bẻ một cành khoảng 10 – 15 quả và ít chè cho vào quả biếu lại nhà trai, gọi là lại quả. Khi nhà trai thu dọn quả ra về, luôn thận trọng không đậy nắp phủ khăn vải đỏ như trước. Đây là điều kiêng kỵ khi thu dọn quả, kiêng như vậy nghe nói làm cho cuộc hôn nhân của đôi trai gái mãi mãi tốt đẹp trong mai sau. Số cau còn lại nhà gái đem biếu mỗi nhà trong dòng họ một quả, gọi là “chia cau”, với cái nghĩa thông báo cho họ hàng rằng, con gái mình đã có nơi có chốn, để không ai còn “nhòm ngó” đến con gái mình nữa. Đê nhấn mạnh thêm điều này, nhà gái còn mòi bà con lôi xóm đến nhà uống nưốc ăn trầu.

Cũng có địa phương lễ ăn hỏi lại tiến hành theo nghi thức khác. Sau khi chạm ngõ, thường nhà gái căn cứ vào hoàn cảnh của đôi bên mà “thách” cưới. Người ta thường đặt ra số lễ vật là sô” lẻ như 3 lễ, 5 lễ, 7 lễ, cá biệt có đám thách đến 9 lễ. Các lễ vật gồm: Buồng cau, trầu thuốc, bánh nếp (có thế là bánh đậu xanh, bánh cốm, ở nơi thị thành là bánh phu thê (bánh vợ chồng), bánh dẻo, bánh nưổng cũng còn tùy theo phong tục từng địa phương), rượu chai, chè khô, cũng có thể là lễ mặn như xôi gà hay xôi thịt. Các lễ vật này đựng trong quả tráp sơn son, có nắp đậy hoặc trên những mâm son nhỏ có phủ vải đỏ. Ngoài ra còn có lễ vật bằng tiền mặt, người xưa có thể thách tiền bạc hay tiền đồng, nay là tiền giấy, sô” tiền này để nhà gái trang trải trong ngày cưới của con gái. Sô” tiền này thường được chuẩn bị theo sô” lẻ đẹp, như sô” 5 hoặc sô” 9 (ví dụ 1.599.000 đồng…) ngoài ra nhà gái có khi còn yêu cầu nhà trai mang đên lễ vật bằng vàng bạc (có thể là nhẫn cưới hoa tai) dô làm đồ trang sức cho cô dâu ngày cưới, sau đó làm của hồi môn cho cô dâu.

Thứ ba: lễ cưới (đại lễ): Người Việt Nam coi lễ ăn hỏi là tiểu lễ, ngày cưới là đại lễ. về thòi gian, lễ cươí được tiến hành thường vào mùa xuân và mùa đông, tránh cưới vào tháng 7, bởi đó là tháng ngâu: Ngưu Lung, Chức Nữ lấy nhau nhưng xa nhau suốt đời. Trước ngày cưới một ngày theo thỏa thuận, nhà trai đem đến nhà gái lễ vật gọi là đồ thách cưới. Lễ vật có hai loại: lễ chín và tiền bạc. Lễ chín có 3 hoặc 4 lễ: xôi gà gồm gà trống thiến hoặc xôi, thủ lợn luộc chín. Một lễ nhà gái trình lên gia tiên, một lễ trình lên trưởng họ nhà bô mẹ cô gái, một lễ trình lên phía gia đình người mẹ cô gái, lễ cho trưởng họ của nhà mẹ cô gái. Một khoản tiền mặt để nhà gái chuẩn bị tư trang cho cô gái khi về nhà chồng, cho việc chi trả đãi khách trong ngày cưới và của hồi môn cho cô dâu. Có nơi nhà gái còn dự trù gạo nếp thịt thà trước ngày cưới muộn nhất là một ngày cho nhà trai chuẩn bị mang đến ,để nhà gái đãi khách hôm cưới.Ngày cưới hai bà con đều mời họ hàng bà con lối xóm đến dự tiệc ,Vì theo tục lệ người Việt không có quà mừng cho nhà chồng mà chỉ mừng cho nhà chú rể.

Sau tiệc cưới, vào giờ lành đã chọn trước đó, nhà trai lập đoàn đi đón dâu. Giờ xuất phát từ nhà trai đến nhà gái phải đúng giờ cát. Trong đoàn đón dâu bao gồm: Chú bác, cô dì cùng bạn bè chú rể. Đi đầu là một cụ già phúc hậu, đông con nhiều cháu,đủ cả trai gái ,thẳng tiến đến nhà gái. Trước đó nhà trai cử một người phụ nữ (thường là cô bác hoặc thím ruột) mang một cơi trầu xin dâu đến nhà gái xin dâu. Người xin dâu cung phải xuất phát từ nhà trai và đến nhà gái vào giờ đẹp. Đên nhà cô dâu, người xin dâu đem “cơi trầu xin dâu” đến nhà gái, cha hay mẹ cô dâu đem cơi trầu đặt lên bàn thờ kính khấn tổ tiên : hôm nay ngày lành giờ lành xin cho con gái về nhà chồng. Người xin dâu nhận lại “cơi trầu” xin phép ra về trước. Sau khi người xin dâu về ít lâu, đoàn đón dâu bước vào nhà gái với sự đón tiếp trịnh trọng của nhà gái. Một đại diện của nhà trai có tuổi ăn nói lưu loát đứng lên xin phép nhà gái rước dâu về nhà chồng .Một đại diện nhà gái đứng tuổi cũng đứng lên có lời chính thức “giao” con gái cho nhà trai và nói “về bên ấy mong nhà trai dạy bảo, quan tâm giúp đỡ”. Sau lúc này, cha hay mẹ cô dâu dẫn chú rê và cô dâu đến trước bàn thờ tổ tiên thắp hương tạ lễ và trình báo tổ tiên đưa con gái về nhà chồng. Tại đây, sau khi bố mẹ cô dâu khấn trình báo tổ tiên con gái vê nhà chồng, chú rể sau đó cũng khấn tổ tiên cô dâu.

nhung-kieng-ky-trong-dam-cuoi-nguoi-Viet-03

Bên nhà gái cũng có cô dì chú bác, bạn bè đưa dâu về nhà chồng. Trên đường đi, cô dâu (hay người thân của cô) thỉnh thoảng “đánh rơi” những đồng tiền lẻ (da chuẩn bị trước), đặc biệt nếu qua cầu cống, về nhà trai cô dâu chú rể cùng bước vào nhà, và đi đến ngay bàn thờ đã thắp hương đèn sẵn, cô dâu chú rể đứng song song trước bàn thờ chắp tay, cô dâu khấn trước trình báo tổ tiên nhà chồng xin làm dâu con họ. Khấn xong cô dâu chú rể dẫn nhau lạy ông bà, cha (mẹ chú rể lúc này tạm thòi “lánh đi” đây là điều kiêng, nghe nói làm nhu vậy mẹ chồng con dâu suốt đời yêu thương nhau, không đố kỵ nhau), rồi đi chào mọi người trong họ hàng.

Đại diện nhà gái có ý kiến cuối cùng giao con cho nhà trai và xin phép ra về. Sau khi họ nhà gái ra về, cô dâu vào buồng (buồng cô dâu, chú rể đã chuẩn bị sẵn, người trải chiếu phải là người phúc hậu đông con cả trai lẫn gái) ngồi trên giường một lúc rồi ra nhà dọn dẹp, rót nưốc mời khách… Sau đó nếu nhà cô dâu gần đó, có thể xin phép trở về nhà mình, đến tối chú rể đến đón vợ về. Hôm rưới là ngày đẹp nên ngay tối hôm đó, hai người làm lễ hợp cẩn và động phòng. Lễ hợp cẩn bao gồm: một khay hay mâm nhỏ, một chai nhỏ rượu gạo (ngày nay có thể thay bằng rượu nho), 2 chén nhỏ đựng rượu, một ít đồ ăn nhẹ (ngày nay có thể thay bằng bánh kẹo). Chồng rót rượu ‘ ‘ hen, cầm hai tay bê chén rượu mời vợ, vợ đưa hai tay ra đón, cả hai đều uống. Nếu vì sức khỏe, cả hai cónhấp chút ít rượu chứ không nên uống nhiều. Ba ngày sau chú rể dẫn vợ về nhà vợ cùng lễ vật và đồ ăn thức uống dâng cha mẹ vợ. Tại đây, nên nhà gái mời một số người thân thích đến dự tiệc.