Bài cúng đêm Giao thừa thông dụng và dễ nhất
Cúng giao thừa chính là lễ trừ tịch vào thời khắc đón năm mới. Cùng với bài cúng đầu năm mới là phong tục tập quán của người dân Việt Nam từ xa xưa. Với mong muốn cầu chúc cho một năm mới an khang thịnh vượng, bỏ hết những điều xấu của một năm cũ. Chào đón một năm mới nhiều may mắn và sức khỏe cho cả gia đình.
Nội dung
Ý nghĩa của việc cúng giao thừa
Đêm giao thừa vào 30 tháng chạp, ngày cuối cùng của một năm tính theo âm lịch. Là đánh dấu thời điểm quan trọng kết thúc một năm cũ. Vào thời điểm này người dân thường soạn một mâm cỗ tươm tất để dâng lên cúng gia tiên và các quan thần. Với mục đích mong muốn cho một năm mới thật nhiều sức khỏe, mọi chuyện buồn qua đi. Cầu mong những điều tốt đẹp đến với đại gia đình, vạn sự như ý muốn.
Bên cạnh đó việc cúng giao thừa giúp xua đi ma quỷ, thế nên người xưa thường xem đây là lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ trừ tịch là bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua. Để đón một năm mới cùng nhiều điều mới mẻ tốt lành bình an.
Bài văn khấn cúng giao thừa
Người xưa quan niệm rằng, cứ mỗi đêm 30 vào giờ chính Tý của mỗi năm âm lịch. Bài cúng đầu năm mới thường soạn hai mâm cỗ để cúng giao thừa. Một mâm cúng ngoài trời dành cho các vị quan thần và một mâm soạn lễ trong nhà để dâng lên gia tiên tỏ lòng báo hiếu.
Mâm cỗ cúng giao thừa truyền thống của người Việt các lễ vật chính gồm. Gà luộc nguyên con, bánh chưng bánh tét, các loại bánh kẹo, mứt, hoa quả, trầu cau,nến, nước, vàng mã.
Bài cúng giao thừa ngoài trời
Mâm cúng giao thừa ngoài trời, với mục đích tiễn các vị thần trên trời đã cai quản hạ giới suốt một năm qua. Và đón các vị thần mới xuống trần gian tiếp quản công việc. Dưới đây là bài cúng đêm 30 tết được thực hiện ngoài sân.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Ngay bây giờ là phút giao thừa giữa năm….. và năm…..con là tín chủ, tên là…năm sinh:…hành canh……….. tuổi, hiện trú ngụ tại số…..ngõ…..đường…Huyện, quận…………. thành phố………
Lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần. Lạy Quan Thế Âm Bồ Tát cứu nạn cứu khổ chúng sinh. Kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển, Con kính lạy các bề trên Ngũ phương, Ngũ hổ, Táo quân, Long mạch, các vị tôn thần.
Giờ phút thiêng liêng giao thừa đã đến, kết thúc một năm cũ chào đón năm mới. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên trời theo lệnh Ngọc Hoàng giám sát, bảo hộ tính mạng trừ yêu nghiệt. Các vị quan thần cũ triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân.
Nhân dịp chuyển khắc sang năm mới, chúng con thành tâm dâng các lễ vật lên trước án. Cúng dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, tỏ lòng thành kính.
Cầu mong cho đại gia đình mọi điều tốt lành, gia đạo được bình an, bách sự an lành. Chúng con nguyện kính cẩn dâng các lễ vật, cúi xin chín phương trời chư vị tôn thần chứng giám lòng thành.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật! ( cúi lạy 3 lạy).
Bài khấn giao thừa trong nhà
Mâm cúng giao thừa trong nhà, mục đích là dâng các lễ vật lên ông bà tổ tiên những người đã khuất. Dưới đây là bài văn khấn giao thừa trong nhà.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Ngay bây giờ là phút giao thừa giữa năm….. và năm…..con là tín chủ, tên là…năm sinh:…hành canh……….. tuổi, hiện trú ngụ tại số…..ngõ…..đường…Huyện, quận…………. thành phố……….
Con kính lạy các cụ tổ tiên nội – ngoại chư vị tiên linh. đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. Chúng con nguyện kính cẩn dâng các lễ vật, cúi xin chín phương trời chư vị tôn thần chứng giám lòng thành.
Cẩn cáo! lạy 3 lạy.
Trên đây là những bài văn khấn nôm theo phong tục từ xưa đến ngày nay. Mà người dân Việt Nam đã áp dụng vào thời khắc chuyển giao sang năm mới. Với mong muốn 1 năm gặt hái nhiều thành công, nhiều may mắn, sức khỏe.