Vì sao phòng bếp cần phải sạch sẽ, thoáng đãng?
Sau một ngày làm việc và ra ngoài gặp gỡ các mối quan hệ xã hội, điều mọi người nhó’ nhất đó là bữa cơm bên các thành viên trong gia đình. Vì vậy, cần phải giữ gìn gian bếp sạch sẽ, gọn gàng, thoáng đãng để có thể chế biến được những món ăn ngon, không những góp phần làm cho không khí thêm ấm cúng mà còn tránh được khuẩn bệnh sinh sôi, hay các bệnh đường ruột cho người ăn.
Để có một gian bếp sạch sẽ, gọn gàng, thoáng đãng, người nội trợ của gia đình có thể tham khảo các cách làm dưới đây:
– Chú ý đến không gian phòng bếp
+ Chọn gam màu nhạt làm chủ đạo để không gian phòng bếp thêm thoáng đãng, trang nhã, sáng sủa và người ngồi trong phòng có cảm giác nhẹ nhõm mát mẻ bạn có thể chọn các màu như: màu trắng, xám nhũ bạc, xám, xanh da trời, xanh lục. Bên cạnh đó, bạn nên điểm xuyết thêm gam màu ấm để làm tăng không khí ấm áp, tốt lành cho gia đình như màu: vàng, phớt hồng, màu mật ong nhạt, nâu xám, nâu nhạt.
+ Khi bô” trí gian bếp không tránh khỏi những góc tối, ví dụ như: nóc chạn, góc tường phía dưới bể nước và các ngóc ngách khác. Vì vậy, có thể khắc phục bằng cách xây bịt lại, lắp đèn điện và định kì quét dọn để tránh bụi bặm, gián chuột, nấm mốc tích tụ, ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người trong gia đình. Tuyệt đôi không dùng gian bếp chung với kho chứa đồ phế thải.
+ Tường gian bếp thường bị bám muội dầu mỡ, bạn nên trát, ốp bằng gạch men sứ để dễ lau chùi.
– Trang trí các vật dụng trong phòng bếp
+ Thay đổi màu sắc của các tấm khăn trải bàn, rèm che cửa sổ trong gian bếp theo các mùa để tạo nên hiệu ứng cảm giác phù hợp cho mọi người. Ví dụ vào: mùa xuân, mùa hè có thể chọn gam màu lạnh để tạo cảm giác mát mẻ, thư thái như màu trắng, lam nhạt, hoặc các tấm khăn và rèm cửa có hoa văn trang trí một cách trang nhã, mềm mại. Mùa thu, mùa đông
nên chọn gam màu nóng để tạo cảm giác ấm áp như màu hồng nhạt, da cam hoặc các tấm khăn và rèm cửa trang trí màu sắc sặc sỡ, kẻ carô.
+ Hệ thống bóng đèn ống mang ánh sáng tự nhiên không những đáp ứng được nhu cầu tiết kiệm điện mà còn đáp ứng được nhu cầu chiếu sáng khi nấu ăn của các bà nội trợ. Ngoài ra, bạn cũng có thể lắp thêm đèn chiếu sáng cục bộ để phục vụ chiếu sáng ở những góc khuất trong phòng bếp, khi không cần tới có thể tắt đi. Chạn bát cũng cần lắp bóng đèn nhỏ chiếu sáng bên trong theo nguyên tắc mở cửa đèn tự động sáng lên, đóng lại đèn tự động tắt.
đun nấu hay lắp quạt hút khói trên mái bếp để khói và mùi thức ăn mau chóng thoát ra ngoài theo lôi cửa sổ, đảm bảo trong bếp luôn thoáng đãng, sạch sẽ.
+ Đồ dùng làm bếp (nồi, niêu, bát, đĩa) nên chọn chất liệu chông dầu mỡ dính bám và có hoa văn đẹp mắt để làm tăng hứng thú khi ăn.
+ Chọn chất liệu cho bệ bếp phù hợp với sở thích và yêu cầu sử dụng của các bà nội trợ. Hiện nay, vật liệu làm bệ bếp có ba loại chủ yếu là: đá thiên nhiên, đá nhân tạo, gỗ chống cháyỗ
Đá thiên nhiên: Bao gồm các loại đá hoa cương, đá cẩm thạch với những hoa văn khác nhau, màu sắc thông thường có hai loại đen và trắng. Đá thiên nhiên thường cứng, rắn chắc. Đá cẩm thạch thì có độ cứng cao hơn, tính thẩm mỹ, trang trí cao mà giá cả lại hợp lí. Đá hoa cương có tính thẩm mỹ cao nhưng độ cứng lại không bằng đá cẩm thạch.
Đá nhân tạo: Phân ra hai loại: không có môi ghép và có môi ghép. Loại đá nhân tạo có mối ghép thì hoa văn và độ cứng kém hơn đá thiên nhiên nhưng tính năng chông nước, chông bẩn, khả năng chông axit lại rất tốt. Khi sử dụng những vật liệu này, do dùng keo chuyên dụng nên vết dính có thể không nhìn thấy khe hở, sau khi được xoa nhẵn thì sẽ khít với bề mặt bếp thành một khối. Nếu vết cắt nào còn chưa khít, xoa nhẵn xong sẽ có độ bóng như ban đầu. Loại đá nhân tạo không có mối ghép cũng có ưu điểm là khi sờ vào thấy mịn và trơn như đá không có mối ghép nhưng giá thành lại thấp.
Gỗ chông cháy: Vật liệu này có nhiều chủng loại, hoa văn đa dạng, giá cả hợp lí. Khi chọn gỗ chông cháy làm bề mặt bếp, chú ý xử lý tốt vị trí của bồn rửa, nhất là những chỗ dán keo. Nếu làm bếp không cẩn thận, nước sẽ thấm vào giữa các lớp gỗ, lâu ngày sẽ làm mục, hỏng gỗ.