Bát quái là gì? Công dụng Bát Quái trong phong thủy
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến bát quái nhưng không hiểu bát quái là gì. Nó thường được sử dụng ra sao trong phong thủy và cụ thể các quái đó có ý nghĩa như thế nào? Để hiểu sâu về “Bát Quái” chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây.
Bát quái là gì?
Bát quái có nghĩa là 8 biểu tượng sử dụng trong vũ trụ học. Tạo nên từ hai kí hiệu cơ bản là nét đứt đại biểu cho âm và nét liền đại biểu cho dương. Một quẻ được ghép từ 3 hàng kí hiệu âm và dương. Có tất cả tám phương thức phối hợp. Vì thế gọi là Bát quái (tám quẻ).
Gương bát quái có chức năng bảo vệ cũng như hóa giải cho các căn nhà có hướng xấu. Đồng thời có thể trừ tà, ma quỷ. Mặc dù vậy nếu không biết cách sử dụng gương bát quái đúng chỗ sẽ mang lại hậu quả xấu.
Bát quái đồ chính là vòng tròn của các quẻ bát quái được xếp theo thứ tự. Và trong bát quái những hình vẽ đều mang những đặc trưng cũng như tên gọi riêng cho hiện tượng thiên nhiên. Ví dụ như:
- Quẻ Kiền (ba nét liền) tượng trưng cho trời.
- Quẻ Khôn trong bát quái (nét đứt) tượng trưng cho đất.
- Quẻ Chấn (hai nét đứt trên một nét liền) tượng trưng cho sấm.
- Quẻ Tốn (hai nét liền trên một nét đứt) tượng trưng cho gió.
- Quẻ Khảm (một nét liền giữa hai nét đứt) tượng trưng cho nước.
- Quẻ Ly trong bát quái (một nét đứt giữa hai nét liền) tượng trưng cho lửa.
- Quẻ Cấn (một nét liền trên hai nét đứt) tượng trưng cho cho núi.
- Quẻ Đoài (một nét đứt trên hai nét liền) tượng trưng cho ao đầm.
Từ 8 hình vẽ này lại phối hợp thành 64 quẻ. Nó tượng trưng cho các hiện tượng trong thiên nhiên và đời sống của con người.
Thuyết âm dương ngũ hành ở Trung Quốc xưa có một địa vị quan trọng trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Thuyết này cho rằng trước khi hình thành trời và đất, vũ trụ là một dải khí mênh mông chưa phân tác gọi là Thái cực. Thái cực biến hóa thì sinh ra Âm và Dương. Sau khi có Âm và Dương rồi mới sinh ra trời và đất.
Khi trời đất được sinh ra thì trời và đất biến hóa sinh ra năm loại vật chất: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Năm loại vật chất này biến hóa sinh ra trời, đất, sấm, gió, nước, lửa, núi, ao đầm. Đó chính là Bát quái mà chúng ta đang tìm hiểu.
Bát quái chồng lên nhau thành 64 quẻ, tiếp tục phối hợp lại thành 384 hào, có thể bao quát vạn vật, dung nạp tất cả các hiện tượng trong đó. Trong đó hai quẻ Kiền và Khôn lại được coi là quan trọng nhất, vì đó là căn nguyên của vạn vật, vạn sự trong thế gian.
Sự hình thành Bát quái
Bát quái sinh ra từ đâu? Chính sự tương tác không ngừng giữa âm và dương đã sinh ra bát quái.
- Dương và âm mỗi loại sinh được hai “con”. Từ mỗi “con” tương ứng, sẽ thấy hào dưới cùng (thường gọi là hào đầu) tương ứng với hào dương “cha” hay hào âm “mẹ”.
- Hào âm và dương vẽ lên trên sẽ sinh ra bốn cặp khác nhau (là tố hợp của hai hào, tiếng Trung Quốc là “tứ tượng”).
- Tiếp theo, mỗi tượng lại sinh ra hai “quái”, với hai hào dưới cùng giống y đúc cha hoặc mẹ. Và có hào âm và hào dương vẽ thêm trên cùng phân biệt các quái với “anh, chị em” của nó.
Bát quái đại diện cho số lượng tối đa của các khả năng kết hợp âm dương thành các tổ hợp gồm ba “hào”. Nếu tiếp tục kết hợp các quái theo cách tương tự, bạn sẽ được 64 quẻ của Kinh Dịch.
Nguyên lý bát quái trận
Người phương đông cổ đại quan sát khí chuyển động qua các chu trình âm, dương. Đã bắt tay vào nghiên cứu các khuôn mẫu của sự chuyển động, biến hóa, tiến hóa. Thông qua các yếu tố tự nhiên được xem là quan trọng hơn nhiều so với việc nghiên cứu bàn thân từng yếu tố tách biệt.
Trong thực tế, toàn bộ thiên nhiên được coi là mạng lưới các sự kiện liên kết và phụ thuộc lẫn nhau. Các sự kiện, ngũ hành, khuôn mẫu được đặt tương xứng với nhau và có quan hệ chặt chẽ tương quan đối xứng với nhau trong mọi tình huống có thể xảy ra trong thế giới tự nhiên và con người. Mô hình ấy được gọi là nguyên lý bát quái.
Phân tích từng quái trong bát quái
- Ngoài thuộc tính âm và dương thì các quái còn liên quan đến các hiện tượng tự nhiên và con người như: Mùa, thời gian trong ngày, phương hướng, ngũ hành, màu sắc, con vật, tính cách, con số, v.v.
- Mỗi quái tùy vào năng lượng khí của chúng mà được đặt một cái tên phù hợp. Mặc dù các mối liên quan nào cũng đều quan trọng và có ý nghĩa. Nhưng chúng tôi chỉ phân tích những quái cơ bản và có thuộc tính hữu ích nhất cho vấn đề phong thủy.
Tên Quái: Càn
- Nằm ở vị trí trên trời
- Các mối quan hệ trong gia đình: Cha, chồng, chủ nhà.
- Thuộc hướng Tây Bắc theo Hậu thiên Bát quái
- Thuộc Ngũ hành kim
- Mang màu sắc: Vàng, bạc, trắng
- Vị trí bộ phận cơ thể: Đầu, phổi
- Số Lạc thư: 6
Tên quái: Chấn
- Nằm ở vị trí trong sấm
- Mối quan hệ trong gia đình: Con trai cả
- Hướng Đông theo Hậu thiên Bát quái
- Thuộc Ngũ Hành: Mộc
- Mang màu: Xanh lá cây
- Vị trí bộ phận cơ thể: Chân, gan
- Số Lạc thư: 3
Tên quái: Khảm
- Nằm ở vị trí trong thủy
- Quan hệ gia đình: Con trai giữa hoặc người đàn ông trung tuổi trong nhà
- Hướng Bắc theo Hậu thiên Bát quái
- Thuộc hành: Thủy
- Mang màu: Đen, xanh da trời
- Vị trí bộ phận cơ thể: Tai, thận, máu
- Số Lạc thư: 1
Tên quái: Cấn
- Nằm ở vị trí trong núi
- Quan hệ trong gia đình: Con trai út hoặc con
- Hướng Đông Bắc theo Hậu thiên Bát quái
- Thuộc Hành: Thổ
- Hợp màu: Nâu, vàng
- Vị trí bộ phận cơ thể: Tay, ngón tay
- Số lạc thư: 8
Tên quái: Khôn
- Nằm ở vị trí trong đất
- Quan hệ trong gia đình: Mẹ, vợ, bà, cụ bà
- Hướng Tây Nam theo Hậu thiên Bát quái
- Thuộc Hành: Thổ
- Hợp màu: Nâu, vàng
- Vị trí bộ phận cơ thể: dạ dày, bụng
- Số lạc thư: 2
Tên quái: Tốn
- Nằm ở vị trí trong gió
- Quan hệ trong gia đình: Con gái cả
- Hướng Đông Nam theo Hậu thiên Bát quái
- Thuộc Hành: Mộc
- Mang màu: Xanh lá cây
- Vị trí bộ phận cơ thể: Đùi, thắt lưng, mông
- Số lạc thư: 4
Tên quái: Ly
- Nằm ở vị trí trong hỏa
- Quan hệ trong gia đình: Con gái giữa hoặc người phụ nữ tuổi trung niên
- Hướng Nam theo Hậu thiên Bát quái
- Thuộc Hành: Hỏa
- Hợp màu: Đỏ, tía, cam sẫm, hồng
- Vị trí bộ phận cơ thể: tim, mật
- Số lạc thư: 9
Tên quái: Đoài
- Nằm ở vị trí trong hồ
- Quan hệ trong gia đình: Con gái út hoặc người con gái ít tuổi nhất
- Hướng Tây theo Hậu thiên Bát quái: Tây
- Thuộc Hành: Kim
- Mang màu sắc: Vàng, bạc, trắng
- Vị trí bộ phận cơ thể: Miệng, lưỡi, răng, lưỡi
- Số lạc thư: 7
8 quẻ này được ứng dụng lại như sau:
Càn: bố Khôn: mẹ
Chấn: anh trưởng Tốn: chị trưởng
Khảm: anh kế Ly: chị kế
Cấn: em trai út Đoài: em gái út
Các mối quan hệ trong gia đình như sau:
- Bố (Càn) rất thương cô con gái rượu (con út – Đoài).
- Mẹ (Khôn) rất thương đứa con trai út (Cấn).
- Cô em kế mới lớn (Ly) thì rất nghe lời người anh cả năng động (Chấn).Vậy nên chị (Tốn) bảo ban được cho em kế (Khảm).
Có thể dễ dàng nhận thấy đây chính là mối quan hệ tốt đẹp nhất trong Bát Trạch. Mối quan hệ Sinh Khí: Càn – Đoài, Khôn – Cấn, Ly – Chấn, Tốn – Khảm.
Như vậy, Bát quái chính là nền móng cơ bản hình thành nên 64 quẻ của kinh dịch. Bát quái là các biểu tượng tượng trưng cho sự chuyển hóa của ngũ hành trong mọi tình huống có thể xảy ra trong thế giới tự nhiên và con người.