Vai trò của Linh hồn trong sự luân hồi tái sinh
Luân Hồi, Tái Sinh Là Gì?
Luân hồi hay tái sinh là sự chuyển hóa sự sống của một sinh vật qua nhiều kiếp theo sự tái sinh. Đây chính là triết thuyết tôn giáo được phát triển cách đây đến mấy nghìn năm. Thuyết này bàng bạc trong dân gian, khắp nơi trên thế giới, ở Ai Cập, Hy Lạp cổ đại, nhất là Ấn Độ. Các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Do Thái giáo và cả những người theo thuyết thần trí học (theosophy) đều đề cập đến vấn đề này… thuyết luân hồi lan truyền hầu như toàn bộ các nước ở Châu Á. Người Tây phương hiểu luân hồi qua từ Metempsychosis, Tranmission hay Reincarnation. Theo Webster’s New World Encylopedia (1992) thì thuyết luân hồi bao hàm ý nghĩa rằng sau khi chết, linh hồn của loài người cũng như loài vật và ngay cả loài cây cỏ cũng sẽ chuyển sinh từ cơ thể này qua cơ thể khác từ dạng này qua dạng khác tùy theo những gì đã gây ra lúc còn sống.
Thuyết luân hồi hay tái sinh có ý nghĩa vô cùng sâu sắc và chi li: mọi sinh vật, sau khi chết sẽ chuyển hóa từ một thân xác này sang một thân xác khác. Ngay cả loài vật và loài cây cỏ cũng vậy. Luân hồi hay tái sinh (Reincarnation) là sự chuyển hóa hay sự chuyển sinh, đầu thai (transmission) của linh hồn. Nói rõ hơn là khi chết, linh hồn sẽ chuyển từ thân xác này để nhập vào một thân khác. Khi chết thân xác hủy hoại tan rã, chỉ có linh hồn tồn tại.
Theo Phật giáo thì luân hồi, tái sinh là một phản ứng nghịch lại, là một sự báo ứng tự nhiên của mọi hành động. Mỗi hành động đều có những phản ứng dội lại cho hành động gây ra. Chữ luân hồi theo Phật giáo lấy từ Phạn ngữ là Samsàra.
Con người phải trải qua nhiều kiếp cho đến khi chịu đủ sự trả quả tương xứng về những gì đã làm và không tạo nên nghiệp xấu thì mới mong được tới cõi an lạc mà Phật giáo gọi là cõi Niết Bàn (Nirvana). Những ai phạm điều xấu, ác thì khi chết phải đọa vào địa ngục và chịu những sự xử phạt công minh.
Theo thuyết của Phật giáo có mười nghiệp dữ (sát sinh, trộm cắp, dâm dật, tham muốn, tức giận, si mê) đối lại với mười nghiệp dữ có mười nghiệp lành như không giết hại, không tham lam trộm cắp, không giận hờn, không mê muội…) nếu khi sống tạo nghiệp ác thì khi chết phải chịu luân hồi tái sinh vào thân phận kẻ chịu khổ đau vì phải trả cái nghiệp xấu ấy. Nếu khi sống tạo nghiệp lành, thì khi chết sẽ luân hồi đầu thai vào thân xác mới có đời sống sung sướng tốt lành hơn. Nói tóm lại tất cả những gì mà bản thân đang phải trải qua ở hiện tại chính là kết quả của những nghiệp gì mà kiếp trước bản thân đã làm. Và tất cả những gì mà hiện tại bản thân hành động thì đó sẽ là cái nghiệp được tạo lập trong hiện tại để có nghiệp báo ở tương lai tức là sư báo ứng của việc mình làm.
Các nhà nghiên cứu về thuyết luân hồi tái sinh lúc đầu tưởng rằng thuyết này chỉ phát triển ở các nước Á Châu, nhất là vùng Đông Nam Á. Nhưng dần dần họ khám phá ra rằng không riêng gì ở vùng Á Châu mà ở các nước Ai Cập, Hy Lạp cổ đại như nơi vùng ốc đảo xa xăm, thuyết này vẫn bàng bạc trong dân chúng và cả người dân Da đỏ cũng thường tin vào thuyết tái sinh. Các nhà nghiên cứu hiện tượng luân hồi lúc đầu rất ngạc nhiên về sự trùng hợp lạ lùng của một số lớn người Da đỏ ở Bắc Mỹ Châu giống một số lớn người dân Châu Á về niềm tin có sự tái sinh. Nhưng khi xét về mặt địa lý họ thấy không có gì đáng ngạc nhiên vì thời đại Băng Hà, Á Châu và Mỹ Châu đã dính liền với nhau một cách tạm thời từ hai vùng Tây Bá Lợi Á (Siberia) và Alaska. Lúc bấy giờ người Á Châu đã liên lạc được với vùng Bắc Mỹ qua ngả này và ngay cả một số loài thú cũng vậy. Bác Sĩ Mills đã đưa ra những điểm tương đồng về sự kiện này như sau.
Người Tây Tạng tin rằng, vì Phật Sống Lạt Ma của họ khi qua đời sẽ lại tái sinh để chăm dắt và che chở cho dân tộc họ. Cũng vậy, những người Da đỏ Bắc Mỹ Châu tin rằng vị Tù Trưởng bộ lạc đôi khi chọn sự đầu thai trở lại để giúp đỡ những người trong thị tộc. Ngày nay, một số tôn giáo khác tuy nhiên một số người dân ở đây vẫn còn tin vào sự tái sinh. Thường thì họ suy đoán qua giấc mộng, qua lời nói bất chợt của người trong nhà, nhất là của đứa bé. Sự trùng hợp về hình hài, cử chỉ, hiện tượng v.. v… đều được chú ý cẩn thận. Đôi khi họ còn tin tưởng rằng người chết hiện về dù trong giấc mộng cũng bao hàm ý tưởng là họ sắp đầu thai trở lại. Đôi khi họ còn để ý qua dấu bớt, vết sẹo trên da của trẻ sơ sinh. Nếu giống với dấu vết mà người đã chết trước đó có thì có thể nghĩ rằng người ấy đã lại tái sinh. Cũng có khi họ quan sát đứa trẻ về cách cư xử, ăn ở của nó. Nếu giống với người đã chết thì đó là điều đáng quan tâm. Nhiều người trước khi chết thường trối trăn lại lời ao ước muốn hay không muốn được sinh ra lần nữa.
Câu hỏi từ ngàn xưa đã được đặt ra là cái gì đã giúp cho sự luân hồi chuyển sinh được thực hiện, phải chăng đó là linh hồn? Nhưng linh hồn thật sự có hay không? Nếu có thì linh hồn là gì? Linh hồn hiện hữu hay vô hình?
Từ thời cổ đại con người đã tin rằng: ngoài thân xác ra, con người còn có linh hồn. Linh hồn là phần linh diệu thâm sâu nhất. Khi chết, thân xác trở nên bất động và đi vào hủy diệt còn linh hồn thì rời khỏi thân xác.
Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh thì Hồn là phần tinh thần hay Linh tính của con người, là ý thức, tư tưởng của con người.
Người Âu Mỹ gọi linh hồn qua từ Âme, soul (Pháp, Anh, Mỹ) hay psyché (Hy Lạp) hoặc seel (Đức). Từ Âme được giải thích là nguyên lý của sự sống, của tư tưởng hay của tất cả hai, khi nguyên lý được xem như là một thực tại khác biệt với thể xác, qua đó hồn hoạt động. Thực tại ấy có thể xem là vật chất hay không vật chất.
Theo người Daisetz Teeitaro Suzuki thì linh hồn không thể được khái niệm như là một thực thể hay một đối tượng như bất cứ một đối tượng nào khác mà ta đã thấy quanh ta. Linh hồn không thể là cái có hình dạng hoặc có thể thấy được qua mắt người… bởi vì nếu là hữu hình thì làm sao linh hồn đi vào thể xác được?
Đối với người Hy Lạp thì linh hồn chính là cái tinh thần có nhiệt, cái giúp ta cử động hô hấp.
Theo Tự điển và Danh từ triết học của Trần Văn Hiến Minh thì Hồn là nguyên sinh lực hội tụ nơi sinh vật. Linh hồn là cái yếu tố quyết định quan trọng. Nhờ linh hồn mà sinh vật mới có sự sống. Từ thời cổ đại xuất hiện thuyết nói về linh hồn đó là thuyết vạn vật linh (hay thuyết linh hồn nguyên thủy: Animism). Theo thuyết này thì tất cả mọi thứ trên quả đất từ con người đến con thú và ngay cả cỏ cẩy đất đá cũng đều có linh hồn. Quan niệm này còn bàng bạc trong dân gian và ta cũng đã thường gặp lại trong các câu như: “Hồn thiêng sông núi” “Hồn nước”… Ngày nay, một số lớn người Á Châu, Phi Châu, Úc Châu và nhất là các thổ dân vùng Hải đảo vẫn còn tin tưởng về thuyết đó. Tuy nhiên, tùy theo tôn giáo, phong tục, tập quán mỗi quốc gia mà sự tin tưởng của mỗi dân tộc có vài khác biệt, nhưng phần chính yếu thì vẫn giống nhau đó là sự tin tưởng rằng có linh hồn. Người Việt Nam và Trung Hoa còn chịu ảnh hưởng nhiều của nền văn hóa cổ xưa, họ quan niệm rằng con người có ba hồn. Ba thứ hồn ấy là:Sinh hồn: phần đem lại sinh hoạt lực cho thể xác. Giác hồn: giúp thu nhận và thể hiện các cảm giác và những phản ứng. Linh hồn: là phần quan trọng nhất, đây là phần thâm sâu vi điệu nhất của con người và cũng chính nhờ phần này mà sự luân hồi, đầu thai, chuyển sinh được thực hiện thuận lợi.
Đối với người Ai Cập thì khi chết linh hồn sẽ thoát khỏi thể xác như chim bay vì thể họ dùng hình ảnh một phi điểu biểu tượng cho linh hồn thể xác thì tan rã nhưng linh hồn thì tường tồn và chuẩn bị chuyển vào một cuộc sống mới khác qua một thân xác khác.
Việc ướp xác của người Ai Cập phần lớn chủ đích muốn duy trì sự liên hệ giữa linh hồn và thân xác được lâu dài.
Đối với người Tây Tạng thì hồn là phần linh diệu trú ngụ trong một phần gọi là thân xác. Thể xác chỉ có cái vỏ cho hôn trú ngụ mà thôi. Hồn và xác liên hệ nhau qua một thể giống như sợi dây đặc biệt có từ tính. Khi sợi dây ấy đứt chính là lúc hồn lìa khỏi xác.
Đối với các nhà triết học thì từ cổ đại, một số nhà triết học như Platon, Pythagore, Hereclite. Empedocles, Aristote Epicure đề có nghiên cứu và đề cập nhiều đến linh hồn và coi linh hồn như là một thể quan trọng trong sự chuyển hóa đời sống. Về sau có Plotin, Descartes, Pascal, Shopenhauer, Ralph Waldl Emerson, Frederic William Henry Myers… tiếp nối sự nghiên cứu, tìm hiểu cũng như tin tưởng vào sự hiện hữa của linh hồn.
Plotin tin rằng: con người phạp tội, khi chết linh hồn rời khỏi thân xác sẽ nhập vào một cơ thể khác để trải qua một kiếp sống khác nhằm trả nợ những tội lỗi, sai lầm mà người ấy đã gây ra trước đó. Như vậy, theo Plotin thì sự tái sinh hay đầu thai phát sinh là do ở tội lỗi mà ra. Chính những sai lầm, những hành động từ trước của ta đã gây ra những trừng phạt kế tiếp mà ta phải trả.
D. T. Suzuki ghi nhận rằng: sau khi chết, linh hồn sẽ chuyển từ một thân xác này sang một thân xác khác thuộc cõi thiên, nhân, động vật, thực vật…
Đối với c tôn giáo thì mặc dầu có khác nhau về lý thuyết nhưng hiếm có tôn giáo nào phủ nhận về linh hồn.
Theo Ấn Độ giáo thì linh hồn là thực thể vô cùng quan trọng đối với mọi vật thể sống. Linh hồn được gọi là Atman và do đấng toàn năng Brahma tạo ra. Theo Ấn Độ giáo thì tất cả mọi loài sống trên quả đất này đều có linh hồn. Linh hồn bất sinh bất diệt. Linh hồn giúp sự tái sinh chuyển hóa. Linh hồn chuyển hoán từ thân xác này qua thân xác khác để trải qua một kiếp sống khác, cứ thế cho đến khi đạt được điều kiện để hợp nhất hay liên kết với Brahma mới thôi. Brahma được hiểu như linh hồn của vũ trụ.
Theo quan niệm của Ky Tô giáo thì con người là một linh hồn và vì con người là một linh hồn nên khi chết, linh hồn cũng sẽ chết theo. Như vậy đối với Ky Tô giáo, linh hồn hiện hữa nhưng nhưng linh hồn không thể biệt lập và riêng tư đối với thể xác. Tuy nhiên cần lưu ý là, theo quan niêm Ky Tô giáo thì “linh hồn nào phạm tôi thì sẽ chết (Ê Xê Chiên 18: 4 và 20) và đến ngày phán xét: “mọi người trong Mồ Mả nghe tiếng ngày và ra khỏi: ai làm lành thì sống lại để được sống, ai làm ác thì sống lại để bị xét đoán… (Giăng 5: 28 – 30). Như thế, khi một linh hồn chết đi (người là một linh hồn) thì có thể trong tương lai, trong này phán xét, linh hồn ấy sẽ sống lại và qua sự phán xét của Đấng tối cao, sẽ được sống đời đời hay chết vĩnh viễn.
Đối với Khổng giáo thì con người là kết hợp của thể các, hồn, khí và phách. Phách hay vía, không phải là thể xác (như thể xác đối với tinh thần, mà là những nguyên lý của sự sống nhưng hạ đẳng. Không thể xem phách là thể xác (corps) được, những thành ngữ phổ biến trong dân gian chứng minh điều đó. Như vía độc: fluide vital irefacte đốt vía (để trừ khử hơi hay khí độc, hay xui xẻo, hay: hồn phi phách lạc (hồn hay phách, hay vía, hay khí rơi: hoảng hốt, sợ hãi (I’ame s’envole, le suoffle tombe, épouvanté)… khi chết, chỉ có hình hài tan rã, còn cái khí tinh anh sẽ vào trong vũ trụ.
Riêng đối với Phật giáo thì sinh vật, nhất là con người, có cái năng lực vi diệu được chuyển từ kiếp này qua kiếp khác. Cái năng lực ấy được gọi là Yid Kyi Mawpar Shespa, một danh từ ất đặc biệt phức tạp mà thông thường được hiểu như cái gọi là Linh Hồn. Hai chữ linh hồn đối với quan niệm Phật giáo thật ra chỉ là danh từ tạm dùng mà tạm hiểu cho thuyết luân hồi chuyên hóa của kiếp người theo luật Karma (nghiệp) để người bình dân dễ lĩnh hội mà thôi. Vì con người thường hiểu nhầm chữ Linh Hồn với Thân Trung Ấm hay Thân Thức là phần lìa khỏi thân xác sau khi chết. Tuy nhiên, để dễ hiểu khi giải thích sự chuyển hóa của hiện tượng luân hồi, tái sinh, linh hồn được xem như cái cầu nối, là cái chuyển sinh là cái để đầu thai, trả nghiệp. Vì thế nhiều sách Phật giáo thỉnh thoảng vẫn thấy bóng dáng chữ Hồn hay Linh Hồn vì một phần nào để giản dị hóa cho vấn đề là con người sau khi chết sẽ lại tái sinh tùy theo những gì mà người ấy đã gây ra trước đó.
Theo quan niệm trong dân gian của người Việt Nam và phần lớn chịu ảnh hưởng quan niệm của đạo Phật thì:
Sau khi con người trút hơi thơ cuối cùng thì cái mà ta gọi là linh hồn tuy đã thoát khỏi thể xác nhưng lúc này “linh hồn” còn như ở trong tình trạng tự do, chưa nhập vào một thân xác mới, giai đoạn này phải trải qua một thời gian là 49 ngày. “linh hồn” thuộc giai đoạn 49 ngày này được gọi là Thân Trung Ấm, một cái “thân” khác với nhục thâ đã bất động là thân xác. Thân trung ấm còn được gọi là Thần thức.
Phần lớn con người khi chết đều phải qua giai đoạn trun âm này (ngoại trừ những người đã cósẵn đạo đức tu hành, nghiệp quả lớn thì được sinh ngay lên cảnh giới cao còn những người ác độc thì phải sinh vào địa ngục sau khi chết). Thân trung ấm có thể xem như linh hồn, tuy không có hình hài, tai mắt… nhưng vẫn biết, vẫn thấy, vẫn nghe và đặc biệt lại có thể đi thông suốt qua mọi vật, nhưng con người đang sống không thể thấy được thân trung ấm.
Trong Luận Câu Xá (cuốn thứ 9) có một đoạn mô tả về thân trung ấm như sau:
Thân trung ấm của chúng sanh nơi Dục giới có kích thước bằng một đứa bé 5 đến 6 tuổi nhưng linh hoạt sáng suốt vô cùng. Thức ăn chỉ toàn là mùi hương vì thế mà có tên là Càn thát ba (nguyên văn: Dục giới trung hữa chi lượng, như tiểu nhi niên ngũ, lục tuế, nhiên chư căn minh lợi, Dục giới chi trung hữa dĩ hương vi thực, nhân chu xưng chi vi Càn thát bà) (theo T.T Thích chánh lạc Sống và Chết).
Khi chết, thân xác không còn biết gì nữa. Lúc ấy “linh hồn” đang ở vào trạng thái của thân trung ấm hay thần thức. Thần thức sẽ rời khỏi thể xác. Thời gian tách rời ấy nhanh hay chậm còn tùy vào nhiều vấn đề. Tổng quát có thể chia ra làm 2 trường hợp chính sau đây:
1 Trường hợp thứ nhất: Thân trung ấm ngay thân xác trường hợp này hiếm, chỉ có những bậc chân tu, đức độ, đã rủ sạch được nghiệp quả.
2. Trường hợp thứ nhì: thân trung ấm rời khỏi thân xác sau một thời gian hoặc sau nửa ngày, sau vài ngày hoặc lâu hơn là 49 ngày.
Theo các vị Lạt Ma Tây Tạng thì hồn lìa khỏi xác trong khoảng thời gian 3 ngày đầu sau khi chết rất quan trọng vì hồn cò thể còn nuối tiếc thân xác và cuộc sống nên vẫn còn lẩn quẩn không chịu rời.
Đối với trường hợp những người bị tai nạn, bị giết hại một cách bất ngờ thì sự tách rời của “hồn”: ra khỏi thể xác lúc đó xảy ra quá nhanh, bất thình lình nên đã tạo nên một sốc lớn khiến thể xác có những tư thế bất bình thường qua các phản ứng cơ thể với tác nhân bên ngoài. Thể xác sẽ có những tư thế nằm, ngồi co quắp hay gương mặt nhăn nhó, mắt mở trừng trừng, mồm há hốc. v..v…