Ước nguyện cuối cùng của Alexander Đại Đế
Tiểu sử về vị vua Alexander
Alexandros III của Macedonia, được biết rộng rãi với cái tên Alexandros Đại đế, (tiếng Hy Lạp: Μέγας Αλέξανδρος, Megas Alexandros, tiếng Latinh: Alexander Magnus) (tháng 7 năm 356 TCN – 11 tháng 6 năm 323 TCN), là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia (336 – 323 TCN), nhưng ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia. Trong suốt Triều đại của ông, người chiến binh này ít dành thời gian để cai trị đất nước mà chủ yếu dành thời gian cho quân sự, các cuộc chinh phạt, và được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà con người thời đó biết đến trước khi qua đời; và vì thế ông thường được xem là một trong những chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.
Sau khi thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ đại dưới sự cai trị của vua cha Philipos II[5], Alexandros chinh phục Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Hà và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận Punjab thuộc Ấn Độ ngày nay. Chiến thắng của ông trước quân Ba Tư trong trận Gaugamela – chiến thắng quyết định thứ ba của ông trước vua Ba Tư Darius III – được xem là chiến công hiển hách nhất trong thời kỳ cổ đại; không những thế ông còn đánh tan tác người Scythia – một dân tộc bách chiến bách thắng thời bấy giờ.[6][7] Alexandros thực hiện một chính sách hòa hợp: ông đưa cả những người ngoại quốc (không phải người Hy Lạp hay người Macedonia) vào chính quyền và cả quân đội của mình, ông khuyến khích hôn nhân giữa các tướng sĩ của mình với người nước ngoài và chính ông cũng lấy vợ ngoại quốc.
Sau mười hai năm liên tục thân hành cầm quân đánh đâu thắng đó, vua Alexandros Đại Đế qua đời, có lẽ là do sốt rét, thương hàn, hay viêm não do virút. Những cuộc chinh phạt của ông mở đầu cho nhiều thế kỉ định cư và thống trị của người Hy Lạp trên nhiều vùng đất xa xôi, một giai đoạn được gọi là thời kỳ Hy Lạp hóa. Bản thân ông cũng sống trong lịch sử và trong các truyền thuyết của các nền văn hóa Hy Lạp và không Hy Lạp. Ngay khi ông còn sống, và đặc biệt sau khi ông qua đời, những cuộc chinh phạt của ông đã là nguồn cảm hứng của một truyền thống văn học mà trong đó ông xuất hiện như là một anh hùng huyền thoại theo truyền thống của Achilles (Asin) năm xưa. Không những vị vua trẻ tuổi này trở thành nhà chinh phạt xuất sắc nhất của Hy Lạp cổ điển, ông còn là một vị anh hùng trong truyền thống Hồi giáo, người Ả Rập gọi ông là Iskandar.[8]
Alexander là một vị vua vĩ đại trên thế giới. Trên đường khải hoàn sau khi chiến thắng chinh phạt nhiều nước, năm 323 trước Công nguyên, Đại đế Alexander đã già yếu và ngã bệnh. Vào thời khắc ấy, ông nhận ra cái chết đang cận kề và ông không kịp trở về quê hương. Những vùng đất ông chiếm được, quân đội hùng mạnh, những thanh gươm bén, sự giàu có… tất cả đã không còn nghĩa lý gì. Ông gọi quan binh đến và nói: “Ta sắp rời bỏ thế gian này. Ta có ba điều ước nguyện cuối cùng và các người hãy thực hiện theo nó”. Các vị tướng hô vang tuân lệnh trong dòng nước mắt.
Ước nguyện cuối cùng của Alexander Đại Đế
Ngài Alexander Đại Đế bắt đầu nói với các cận thần:
1. Quan tài của ta phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất trên đời.
2. Tất cả các báu vật của ta (vàng, bạc, châu báu, …) phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ta, và…
3. Đôi bàn tay của ta phải được để lắc lư, đong đưa trên không, thò ra khỏi quan tài để cho mọi người đều thấy.
Một vị cận thần của ngài, rất đổi ngạc nhiên về những điều yêu cầu kỳ lạ này, và đã hỏi ngài Alexander lý do tại sao ngài lại muốn như thế: “Thưa đức vua, chúng thần sẽ làm theo mệnh lệnh của ngài nhưng ngài có thể cho chúng thần biết tại sao lại muốn chúng thần làm như vậy?”
Cố gắng thở một hơi thật dài, đức vua chậm rãi nói: “Ta muốn mọi người hiểu được 3 bài học ở đời mà ta đã học được”
Điều thứ nhất: Ta muốn chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng mặc dù ta có những ngự y giỏi nhất trên đời nhưng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ (là những người tài giỏi nhất) cũng không có tài nào để cứu chữa ta được.
Điều thứ hai: Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này (một khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giã cõi đời).
Điều thứ ba: Ta muốn bàn tay của ta đong đưa trên không, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế gian này với hai bàn tay trắng và khi rời khỏi thế gian này chúng ta cũng chỉ có hai bàn tay trắng.
Đến cuối cuộc đời, chúng ta sẽ nghiệm ra rằng, kho tàng quý giá nhất trên cuộc đời này không phải là vàng bạc châu báo hay địa vị cao sang mà là Tình Yêu Thương.