Tìm hiểu chùa Ba La Mật – Thừa Thiên Huế
Chùa Ba La mật do Bố Chánh Nguyễn Khoa Luận lập ra vào năm 1886 ở thôn Nam Phổ, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang (trên đường từ thành phố về Thuận An) sau khi đã treo ấn từ quan. Ngài xin xuất gia ở chùa Từ Hiếu, làm đệ tử của ngài Hải Thiệu Cang Kỷ. Sau đó về nhà xây một ngôi chùa trong vườn để tu hành. Những pháp tử thuộc các thế hệ sau tiếp tục trùng tu như ngài Viên Thành, ngài Trí Thủ và chùa trở thành một trong những ngôi chùa trang nghiêm ở Huế.
Nội dung
Chùa Ba La Mật
Trên đường từ thành phố Huế về biển Thuân An, dừng chân tại làng Nam Phổ, xã Phú Thượng,huyện Phú Vang, bạn sẽ thấy một ngôi chùa cổ có niên đại hơn một trăm năm.
Cổng chùa khép mình bên cạnh chiếc cầu mới Chợ Dinh. Ngôi chùa do Bố Chánh Nguyễn Khoa Luận lập ra vào năm 1886. Đến đây các bạn sẽ có một cảm giác thật thư thái, nhẹ nhỏm. Không gian của ngôi chùa tuy không rộng lắm nếu so với các ngôi chùa nổi tiếng khác ở Huế nhưng ở đây có sự thoải mái, yên bình khiến cho tâm hồn ta tĩnh tại, có cảm giác như lạc vào cõi niết bàn của chốn Phật. Nơi đây có ngôi đền thờ tự của dòng họ Nguyễn Khoa, một dòng họ nhiều đời làm quan cho triều Nguyễn.
Hiện nay, chùa là trụ sở của Ban Đại diện Phật giáo huyện Phú Vang. Chùa được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1993.
Lịch sử chùa Ba La Mật
Tương truyền, Chùa Ba La mật do Bố Chánh Nguyễn Khoa Luận lập ra vào năm 1886 ở thôn Nam Phổ, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi đã treo ấn từ quan. Ngài xin xuất gia ở chùa Từ Hiếu, làm đệ tử của ngài Hải Thiệu Cang Kỷ. Sau đó về nhà xây một ngôi chùa trong vườn để tu hành. Những pháp tử thuộc các thế hệ sau tiếp tục trùng tu như ngài Viên Thành, ngài Trí Thủ và chùa trở thành một trong những ngôi chùa trang nghiêm ở Huế.
Chùa đã được trùng tu năm 1934 và đến năm 1943 lại được Thượng tọa Thích Trí Thủ trùng tu lần nữa. Lần trùng tu gần đây nhất là năm 1997. Tăng, ni, phật tử của chùa có nhiều đóng góp trong phong trào chống chính quyền Ngô Đình Diệm và Đế quốc Mỹ. Chùa là một trong những nơi trú ẩn an toàn cho các chiến sỹ cách mạng, đồng thời là nơi in ấn các tài liệu quan trọng phục vụ cho tuyên truyền giác ngộ cách mạng chống chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ.
Kiến Trúc chùa Ba La Mật
Chùa có kiến trúc chữ khẩu, khuôn viên rộng thoáng mát chừng 0,80 ha. Sau cổng tam quan kiểu cổ lầu hai tầng hai mái, phía bên phải là một hồ sen nhỏ, giữa hồ có tượng đá tạc hình Nguyễn Khoa Luận cao gần 2,00m đang ngồi đọc sách, phía bên trái là nhà thờ họ Nguyễn Khoa.
Chùa thuộc phái Liễu Quán nặng về pháp môn Tịnh độ. Cách bố trí tượng thờ ở chánh điện phía tiền đường nhìn một cách khái quát như sau: Nơi cao nhất chính giữa thờ tượng 18 vị AlaHán (Đây là một trong bốn bộ tượng xưa nhất còn lưu giữ tại Huế). Tầng tiếp theo thờ Phật Tam Thế: Phía trong giữa là Phật Thích Ca, bên trái là Phật A-di-Đà, bên phải là Phật A-di-Lặc. Phía ngoài thấp xuống một bậc ở giữa là Phật Thích Ca, bên trái là Ca Diếp, bên phải là AnanĐa. Tầng thấp nhất trên chánh điện phía trước ở giữa là Phật Di Lặc, bên trái là Đức Thế Chí, bên phải là Quan thế Âm.
Hai căn bên chánh điện
Căn bên trái là bàn thờ thần Hộ Pháp (thiện), Căn bên phải là bàn thờ thần Tiêu Điện (ác). Phía hậu đường của chánh điện là Bàn thờ tổ: Nơi cao nhất có ảnh 18 vị A-la-Hán. Trên bàn thờ theo thứ tự là: Thờ Nguyễn Khoa Luận Thờ hương Linh, Địa tạng Thờ dòng họ Nguyễn Khoa Trong điện thờ Quan Âm có Tượng Quan Âm cao 3,50m.