Đạo làm người theo lời Phật dạy
Trong mỗi chúng ta, ai cũng cần học về đạo làm người từ ông bà, bố mẹ, anh chị em và tất cả mọi người xung quanh. Chúng ta học theo điều hay lẽ phải để hoàn thiện bản thân từng ngày. Vậy theo lời Phật dạy về đạo làm người như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu và hãy làm theo lời phật dạy để tu luyện bản thân ngày càng tốt hơn.
Nội dung
Nguyên nhân ra đời của bản Kinh Thiện Sanh
Kinh Thiện Sanh, là bản kinh căn bản dạy cho ta biết cách sống để giữ được các mối quan hệ xung quanh với mọi người tốt đẹp hơn. Chúng ta thấy rằng, mỗi quan hệ phật dạy đều có hai chiều rất hợp lý và sâu sắc.
Bản Kinh Thiện Sanh ra đời, nguyên nhân bắt đầu từ việc Thế Tôn khoác y lên đường thành khất thực. Trong quá trình đi, Thế Tôn đã gặp một người thanh niên là người có hiếu đang lễ bái nghe theo lời dạy của người cha trước khi qua đời. Vào mỗi buổi sáng anh ta sẽ thực hiện việc lễ bái sáu phương: Đông, Tây, Nam, Bắc dưới trên sau khi tắm giặt sạch sẽ. Đây chính là cuộc gặp gỡ cho duyên khởi bản Kinh Thiện Sanh ra đời.
Nội dung của bản Kinh Thiện Sanh ghi lại lời Phật dạy cách đối nhân xử thế, cùng với cách đối xử với gia đình, xã hội và bản thân. Nhằm tạo một cuộc sống đầy an lành và một xã hội hài hòa, hạnh phúc.
Đạo làm người theo lời Phật dạy
Tránh bốn việc ác và sáu việc làm hao tổn tài sản
Tránh bốn việc ác
Khi đức Thế tôn ở tại núi Kỳ-xà-quật dẫn đầu đoàn khất thực với hơn 200 ngàn vị theo phật pháp vào thành. Lúc này đức Thế Tôn thấy một gia chủ tử tên Thiện Sanh đang lễ sáu phương và thầy hỏi.
“Tại sao, vào buổi sáng sớm ngươi đi ra khỏi thành rồi đi đến khu công viên. Người thì ướt đẫm mà ngươi lại lạy các phương như thế?”
Thiện Sinh bạch Phật:
“Khi cha con sắp qua đời có dặn: “Nếu con muốn lạy, trước hết hãy lạy các phương Đông,Tây, Nam, Bắc, trên và dưới”. Con nghe theo lời của cha mà không dám làm trái lời.”
Phật bảo Thiện Sanh:
“Này con trai trưởng giả! có các phương tên đó chứ không phải không. Tuy nhiên, trong pháp Hiền Thánh của ta không phải cứ ai lễ sáu phương như vậy là cung kính đâu.”
Thiện Sinh thưa:
“Con cúi xin đức Thế Tôn lòng thương dạy cho con cách lễ sáu phương theo pháp Hiền Thánh.”
Phật bảo Thiện Sinh:
“Nếu trưởng giả hay con trưởng giả nào biết tránh được bốn nghiệp kết không làm điều ác theo bốn trường hợp và biết rõ sáu nghiệp hao tổn tài sản. Như thế, này Thiện Sinh, nếu con trai trưởng giả hay trưởng giả nào tránh được bốn việc ác là lễ kính sáu phương”.
Bốn nghiệp kết mà Phật dạy
Trộm cắp, dâm vật, vọng ngữ, sát sinh, đây là bốn điều xấu ác mà ai cũng cần phải tránh. Hiện nay, chúng ta khi nào cũng thấy tin tức trôm cắp, giết người gây mất tự an ninh xã hội. Vì thế, những điều Phật dạy không có gì khác ngoài việc thường ngày trên thế gian.
Bốn trường hợp ác
Sân hận, ngu si, sợ hãi,tham dục. Tham dục theo lời Phật nói không phải cứ tham dục là xấu, mà tham dục có 2 loại . Đó chính là tham dục phục vụ ngũ dục nghĩa là thực, thùy, sắc, tài khiến cho con người tâm trí điên đảo, nảy sinh những vọng tưởng sân, hận, ngu si và sợ hãi..Loại này cần phải tránh và loại bỏ ngay. Loại thứ hai đó là phục vụ cho chánh tư duy, chánh kiến, chánh nghiệp… phát triển nhân cách, thông tin trí tuệ, phồn thịnh xã hội, bình an, hạnh phúc.. cần phát huy.
Sáu nghiệp hao tổn tài sản cần tránh
- Cờ bạc.
- Kết bạn người ác.
- Biếng lười.
- Phóng đãng.
- Đam mê rượu chè.
- Đam mê kỹ nhạc.
Phật bảo Thiện Sinh:
“Này Thiện Sinh, nếu con trai trưởng giả hay trưởng giả biết rõ bốn kết hành không làm ác theo bốn trường hợp, lại biết sáu nghiệp tổn tài ấy là, này Thiện Sinh, tránh được bốn trường hợp, cúng dường sáu phương, thì đời này tươi đẹp, đời sau tốt đẹp; đời này căn cơ và đời sau căn cơ; trong hiện tại được quả báo bậc nhất, người trí ngợi khen, sau khi chết sẽ được sanh lên trời, cõi thiện”.
Chính vì thế, người nào làm theo lời phật dạy tránh được bốn việc ác, bốn nghiệp kết, sáu nghiệp hao tổn tài sản. Đời này và đời sau được hưởng điều tốt đẹp, đời này có duyên lành và đời sau cũng vậy. Được xã hội khen ngợi, gia đình khen ngợi, được an ổn và xã hội ngày càng tốt đẹp.
“Người nào không làm ác,
Do tham, hận, sợ, si,
Thì danh dự càng thêm,
Như trăng hướng về rằm”.
Bốn hạng kẻ thù và bốn hạng người đáng thân
Trong cuộc sống mỗi ai trong chúng ta ai cũng cần có bạn, tình bạn kiểu Bá Nha – Tử Kỳ thuộc dạng xưa nay hiếm. Tuy nhiên, cũng cần phải chọn bạn tốt mà chơi vì nếu kết với bạn xấu thì sẽ bị sáu lỗi sau:
- Tìm cách lừa dối.
- Ưa chỗ thầm kín.
- Dụ dỗ vợ người.
- Mưu đồ chiếm đoạt tài sản của người.
- Hướng tài lợi về mình.
- Ưa phanh phui lỗi người.
Đây chính là sáu hậu quả nếu giao lưu với bạn xấu.
Phật bảo Thiện Sanh: Có 4 hạng kẻ thù mà mọi người nên tránh:
Hạng úy phục: Nghĩa là hay làm bốn việc như cho trước và đoạt lại sau, cho thì ít mà mong trả lại thì nhiều, sợ gượng làm thân, vì ích lợi cố tình làm thân.
Hạng mỹ ngôn: Đó chính là lành dữ đều chiều theo; thấy hoạn nạn thì tánh xa, ngăn cản điều tốt đẹp, gặp nguy hiểm thì trốn tánh.
Hạng kính thuận: Việc trước sau đều dối trá, việc hiện dối trá, người khác phạm chút lỗi đã vội vàng trách phạt.
Hạng bạn ác: Bạn đánh bạc, bạn lúc dâm dật, bạn lúc uống rượu, bạn lúc ca vũ.
Có bốn hạng người thân đáng thân vì thường đem lại lợi ích và che chở như:
Này Thiện Sinh: Thấy người khác làm điều ác thì ngăn cản, có lòng thương tưởng, chỉ bày điều chánh trực, chỉ đường sinh thiên. Đây chính là trường hợp ngăn cản điều xấu đem alij nhiều sựu che chở và lợi ích
Hạng thương yêu: Ngợi khen đức tốt mình, mừng khi mình được lợi, mình nói ác thì tìm cách ngăn cản, lo khi mình gặp hại. Đó là bốn điều thương yêu đem lại che chở và nhiều lợi ích.
Hạng giúp đỡ có bốn việc: Che chở khỏi mình hao tài, che chở mình khỏi sợ hãi, che chở mình khỏi buông lung, khuyên bảo mình trong chỗ vắng người.
Hạng đồng sự: Không tiếc của với bạn bè, khuyên bảo bạn bè ở chỗ vắng người, cứu giúp bạn khỏi sợ hãi, không tiếc thân mạng với bạn.
Sống đạo nghĩa
Đạo hiếu làm con, phận làm cha mẹ
Phận làm con đối vớ cha mẹ:
- Cung phụng cha mẹ không để thiếu thốn.
- Muốn làm gì thưa cha mẹ biết.
- Không làm trái điều cha mẹ dạy làm.
- Không trái điều cha mẹ dạy.
- Không cản chánh nghiệp mà cha mẹ làm.
Cha mẹ phải chăm sóc con cái:
- Dạy con đừng để làm ác.
- Chỉ bày những điều ngay lành.
- Thương yêu con đến tận xương tủy.
- Chọn nơi hôn phối tốt đẹp.
- Thời cung cấp đồ cần dùng..
Con cái phải hiếu thuận với cha mẹ, cha me phải thương con cái để gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh.
Đạo nghĩa thầy trò
Đệ tử cung phụng sư trưởng:
- Hầu hạ cung cấp điều cần.
- Kính lễ cúng dường.
- Tôn trọng quí mến thầy.
- Thầy có dạy bảo điều gì không trái nghịch.
- Thầy có dạy bảo điều gì nhớ kỹ. Kẻ làm đệ tử cần phải thờ kính sư trưởng với năm điều ấy.
Thầy phải săn sóc đệ tử:
- Tùy thuận pháp mà huấn luyện.
- Dạy những điều trò chưa biết.
- Giải nghĩa cụ thể những điều trò hỏi.
- Chỉ dạy cho những bạn lành.
- Dạy hết những điều mình biết không giấu.
Thầy trò thương nhau, kính sư trọng đạo, thầy dạy dỗ bảo ban trò tận tình để nền giáo dục được phát triển, bình an không có cảm giác lo sợ.
Đạo nghĩa vợ chồng
Chồng có nghĩa vụ:
- Lấy lễ đối đãi nhau.
- Oai nghiêm không nghiệt.
- Tùy thời cung cấp y, thực.
- Tùy thời cho trang sức.
- Phó thác việc nhà.
Vợ cung kính chồng:
- Dậy trước chồng.
- Ngồi sau chồng.
- Nói lời nhẹ nhàng
- Kính nhường tùy thuận.
- Hiểu được trước ý chồng.
Vợ chồng tôn trọng, thương yêu, kính đối đãi nhau thì mọi việc đều bình an và hạnh phúc.
Quan hệ bạn bè, tình làng nghĩa xóm
Thân kính với làng xóm:
- Chu cấp.
- Nói lời hiền hòa.
- Giúp ích cho làng xóm.
- Đồng lợi.
- Không khi dối.
Bà con cũng phải lấy năm điều đối lại:
- Che chở cho mình khỏi buông lung.
- Che chở cho mình khỏi hao tài vì buông lung.
- Che chở nhau
- Khuyên răn nhau lúc ở chỗ vắng người.
- Dành lời ngợi khen nhau.
Tình người, tình làng nghĩa xóm, biết thân kính bà con, sống tình cảm với nhau thì mọi chuyện đều yên ổn.
Quan hệ chủ tớ, trên dưới
Chủ đối với tớ có năm điều để sai bảo:
- Dựa vào khả năng của đệ tử mà sai bảo.
- Tùy thời cho ăn uống.
- Phải khen thưởng rõ ràng.
- Thuốc thang khi bệnh.
- Cân đối thời gian nghỉ ngơi.
Tôi tớ phải phụng sự chủ:
- Phải dậy sớm.
- Lo công việc cho chu đáo.
- Không trộm cắp.
- Làm việc có lớp lang.
- Bảo vệ danh giá chủ.
Quan hệ giữa đàn việt với Sa-môn
Kẻ đàn việt cung phụng hàng Sa-môn:
- Thân hành từ.
- Khẩu hành từ.
- Ý hành từ.
- Tùy thời cúng thí.
- Không đóng cửa khước từ.
Sa-môn, Bà-la-môn cũng khuyên dạy:
- Ngăn ngừa chớ để làm ác.
- Chỉ dạy điều lành.
- Khuyên dạy với thiện tâm.
- Cho nghe những điều chưa nghe.
- Những gì đã được nghe làm cho hiểu rõ.
- Chỉ vẻ con đường sanh thiên.
Nội dung bản kinh Phật ngắn gọn và súc tích mọi người ai đọc cũng dễ dàng nắm bắt và nhớ được. Chúng ta cần hiểu và tuân theo áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Ai trong chúng ta cũng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau. phải học cách ứng xử sao cho hợp đạo nghĩa. Bảo vệ bản thân và gia đình, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Trên đây là Kim Thiện Sanh, là bản kinh căn bản dạy cho ta biết cách giữ gìn các mối quan hệ đó một cách tốt đẹp. Chính vì thế, qua bài viết này, mỗi người trong chúng ta hay tự suy nghĩ lại bản thân mình đã làm được gì và chưa làm được gì. Từ đó, hãy thay đổi để bản thân được tốt hơn, ngày càng hoàn thiện hơn theo lời Phật dạy.