10 bài học từ Gia Cát Lượng thay đổi vận mệnh hàng triệu người
Tiểu sử Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng (chữ Hán: 諸葛亮; Kana: しょかつ りょう; 181 – 234), biểu tự Khổng Minh (孔明),[1] hiệu Ngọa Long tiên sinh (臥龍先生), là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất của Trung Quốc trong thời Tam Quốc.
Gia Cát Lượng là một nhà ngoại giao cự phách và cũng là một nhà phát minh tài ba. Đóng góp lớn nhất của Gia Cát Lượng chính là việc giúp hình thành thế chân vạc tam quốc, liên minh Thục-Ngô chống Ngụy. Ông được công nhận là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung Quốc là Tôn Tử[2]. Hình tượng của ông càng trở nên nổi tiếng qua tác phẩm tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, một trong Tứ đại kì thư của văn minh Trung Hoa.
Ông khi còn sống có tước hiệu Vũ hương hầu (武乡侯), sau khi mất có thụy hiệu là Trung Vũ Hầu (忠武侯), do đó hậu thế thường hay gọi ông là Vũ Hầu (武侯) hay Gia Cát Vũ Hầu (诸葛武侯) để tôn trọng.
Gia Cát Lượng (chữ Hán: 諸葛亮; Kana: しょかつ りょう; 181 – 234), biểu tự Khổng Minh (孔明),[1] hiệu Ngọa Long tiên sinh (臥龍先生), là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất của Trung Quốc trong thời Tam Quốc.
Một phong thư ngắn ngủi chỉ có 86 chữ mà Gia Cát Lượng để lại cho con trai lại là những từ ngữ vô cùng tinh túy khuyên dăn và cảnh báo con về đạo lý làm người. Đến hôm nay, bức thư ngắn đã viết từ hơn 1800 năm trước này vẫn còn nguyên giá trị. Khi còn trẻ, chúng ta thường nghe câu: “Trí tuệ chân chính sẽ trường tồn theo thời gian, càng lâu càng có giá trị.” Câu nói này càng nghe càng thấy đúng phải không?
10 bài học từ Gia Cát Lượng thay đổi vận mệnh hàng triệu người
Gói gọn với 86 chữ mà Gia Cát Lượng để lại cho con cháu thực hành là, lấy tĩnh tu thân, sống tiết kiệm để dưỡng đức, không sống đạm bạc không thấy trí tuệ sáng suốt, nội tâm yên tĩnh sẽ suy nghĩ được xa hơn, làm người đàn ông trước tiên nên học lấy chữ ‘Tĩnh’ ấy sau mới học những học vấn khác. Lười biếng thì không thể nâng cao ý chí, khống chế được nóng nảy chính là đang tôi luyện tính cách. Năm tháng qua đi, con người cũng già đi, niềm vui của trí tưởng tượng cũng sẽ như là khô rơi rụng, dù có bao nhiêu cũng không mang theo được.
Chỉ sống trong ngôi nhà đơn sơ nhưng ông lại để lại một kho tàng tri thức. Để có thể sống yên ổn trong thời loạn lạc, để tìm được sức mạnh vượt qua nghịch cảnh cuộc sống, hãy ghi nhớ 10 bài học từ Gia Cát Lượng thay đổi vận mệnh hàng triệu người.
1. Tĩnh tĩnh để tu thân, nội tâm tĩnh tại sẽ nghĩ được xa hơn.
Ông khuyên con cháu cần phải tĩnh mới có thể tu dưỡng tâm và thân, tĩnh giúp tinh thần sáng suốt. Tâm không tĩnh thì không thể đưa ra được hướng đi tốt nhất, hơn nữa trước khi học tập những học vấn khác trước tiên nên học chữ “Tĩnh” này. Con người ngày nay bận rộn suốt ngày, có phải họ đang tĩnh trong sự vội vàng mà nghĩ về ý nghĩa của đời người?
2. Sống tiết kiệm là đang dưỡng đức.
Ông khuyên con cháu trau dồi đức hạnh của chính mình. Chi tiêu có nguyên tắc không chỉ giúp thoát khỏi cảnh nợ nần mà còn có thể sống được trong hoàn cảnh đơn sơ và không trở thành nô lệ của vật chất. Trong xã hội văn minh, đâu đâu cũng khuyến khích tiêu dùng, bạn đã bao giờ nghĩ đến chỗ tốt của tiết kiệm chưa?
3. Sống đạm bạc khiến trí tuệ sáng suốt, nội tâm yên tĩnh sẽ suy nghĩ được xa hơn
Ông khuyên con cháu rằng, trong cuộc sống nhân sinh nên sống đạm bạc, đừng xem trọng danh vọng và tiền tài. Để biết được mục đích chân chính của đời người cần phải có nội tâm tĩnh tại. Có vậy mới có thể cẩn thận lập kế hoạch cho tương lai. Vậy lý tưởng đời người của bạn là gì? Trách nhiệm của bạn ra sao? Bạn có những sức mạnh gì?
4. Tập trung lực lượng để học lấy chữ Tĩnh.
Đây là yêu cầu đầu tiên mà bậc thầy Gia Cát Lượng khuyên con cháu học theo. Ông nhắc rằng, học các loại học vấn khác trong hoàn cảnh nội tâm yên tĩnh thì mới phát huy hết được tài năng của mình. Làm mọi việc một cách bình tĩnh thì sẽ khiến người đó toát lên sự nhàn hạ. Gia Cát Lượng không phải là bậc thiên tài về đào tạo học trò nhưng ông tin rằng tài năng đến từ học tập. Bạn có thật sự học tập không? Bạn có tin rằng nỗ lực học thì sẽ đạt được thành quả?
5. Muốn gia tăng năng lực của bản thân, không chỉ học kiến thức ở trường lớp mà cần phải rèn luyện ý chí kiên trì.
Ông nói với con cháu rằng muốn thành công thì cần phải học tập chăm chỉ và rèn luyện ý chí của bản thân.
Trong quá trình học tập, sự quyết tâm và kiên trì theo đuổi là rất quan trọng. Bởi vì nếu thiếu ý chí, bạn rất có thể bỏ dở giữa đường. Đạo lý này thật sự có bao nhiêu người đã học được?
6. Cần nắm chắc tốc độ thì mới có thể vượt thời gian.
Ông khuyên rằng, không nên cứ trì hoãn một việc nào đó mà cần nắm chắc việc cần làm. Thời đại hiện nay là thời đại của công nghệ máy tính, hiệu suất công việc rất được coi trọng. Trí tuệ của 1800 năm trước vẫn còn hữu dụng đến ngày nay. Quả là không hẹn mà lại gặp. Nhanh hơn người một bước, không chỉ đạt được thành công mà còn có thời gian để tu sửa cải thiện những thiếu sót, phải vậy không?
7. Khống chế được sự nóng nảy là đang trong quá trình rèn nhân cách.
Ông khuyên con cháu rằng nếu dễ dàng xao động thì không thể hun đúc được tính kiên nhẫn. Một nhà tâm lý học nói rằng tư tưởng quyết định hành vi, hành vi quyết định thói quen, thói quen quyết định tính cách, tính cách quyết định vận mệnh của con người. Gia Cát Lượng đã minh bạch điều mà một sinh mệnh mong là vừa tinh thông mọi điều, vừa tôi luyện nhân cách. Bạn có muốn tăng cường tu sửa chính mình?
8. Thời gian qua đi suy nghĩ sẽ trì trệ
Gia Cát Lượng khuyên rằng, ý chí sẽ giảm sút theo thời gian. Có câu rằng: “Trẻ không gắng học hành, về già mới bi thương”. Quản lý thời gian là một khái niệm quản lý hiện đại. Mỗi ngày chỉ có 24 giờ, không hơn không kém, chỉ có bản thân mỗi người dùng mỗi giây phút ấy như thế nào. Bạn hãy suy nghĩ một chút xem, những năm tháng qua bản thân có biết trân quý thời gian không?
9. Sức mạnh trong niềm vui của trí tưởng tượng cũng sẽ như là khô rơi dụng, không thể thu giữ, chỉ có nỗi bi thương còn đọng lại, xem cuối cùng đạt được là điều gì.
Ông khuyên con cháu mình rằng, thời gian trôi đi rất nhanh, cho đến khi sắp lìa đời, lúc này mới than thở với trời cao vì đã lãng phí thời gian những năm được sống, vậy cũng vô ích. Hãy nhớ rằng, lúc sống bình yên không quên ngày sóng gió mới có thể trong nguy nan mà tâm không loạn. Ý chí mạnh hơn kiến thức. Bạn đã từng suy nghĩ qua, bắt tay vào làm từ việc nhỏ, làm cho thật tốt, đó chẳng phải làm nền tảng cho cuộc sống sao?
10. Sức mạnh của việc sắp xếp hợp lý.
Gia Cát Lượng viết cho con cháu một bức thư đơn giản chỉ với 86 chữ nhưng nội hàm giáo dục lại bác đại tinh thâm. Tôi tin rằng càng đơn giản thì càng nói rõ được nội hàm. Dài dòng văn tự càng khiến người đọc chán ngán. Vì thế càng ngắn càng đơn giản càng tốt. Bạn có biết bản chất của truyền tải thông tin là gì?
Gia Cát Lượng là một nhà ngoại giao cự phách và cũng là một nhà phát minh tài năng. Đóng góp lớn nhất của Gia Cát Lượng chính là việc giúp hình thành thế chân vạc tam quốc, liên minh Thục-Ngô chống Tào. Ông được công nhận là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung Quốc là Tôn Tử