Ý nghĩa phong thủy của cây hoa Mai
Xưa kia, mai đã từng được coi là quốc hoa của Trung Quốc (bây giờ là hoa mẫu đơn). Hoa mai nó vào khoảng giao mùa giữa mùa đông và mùa xuân, “độc thiên hạ nhi xuân”, còn có cách gọi là “báo xuân hoa”. Trong “Hoa kính” cũng đã gọi mai là “thiên hạ ưu vật” (vật báu trong thiên hạ). Hoa mai được ví với người con gái đẹp, trúc vu phu, mai vu thê, ghép lại là “trúc mai song hỷ”. Nam nữ thiếu niên gọi là “thanh mai trúc nữ”. Phẩm cách của mai, ngạo xương tuyết, có cách nói “Tứ đức” trong: “Mai cụ tứ đức, sơ sinh vi nguyên, khai hoa như hường, kết từ vi lợi, thành thục vi trinh” (Mai có đủ bốn đức (của quẻ Cái), nở đầu tiên nên gọi là Nguyên, hoa nở là Hanh, kết trái là Lợi, quá chín là Trinh).
Hoa mai có 5 cánh, tượng trưng cho ngũ phúc: khoái lạc, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi, hòa bình, lại hợp âm dương ngũ hành của Trung Quốc Kim – Mộc – Thủy – Hoả – Thổ. Trong các câu chúc thọ thường có “mai khai ngữ phúc, trúc báo tam đa” (lá trúc có ba nhánh), ngụ ý cát tường. Trồng mai trong vườn nhà hoặc trong bồn đều có giá trị thẩm mỹ. Mai có bốn tiêu chí quý: “Quý hy bất quý mật, quý lão bất quý non, quý sấu bất quý phì, quý hàm bất quý khai” (quý hoa ít không quý nhiều, quý già không quý non, quý khẳng khiu không quý mập mạp, quý nụ không quý nở). Tứ quý này thường thể hiện rất rõ ở trong những bức vẽ của các họa sỹ thủy mặc.