Ý nghĩa phong thủy cây Hợp Hoan và cây Táo
Cây Hợp Hoan
Hợp hoan: Thuộc lá rơi về cội, hình lá đối ngẫu kép, đêm đến song song khép hợp, tượng trưng cho sự hoà hợp ân ái vợ chồng, hôn nhân vừa ý. Chính vì vậy mà người ta gọi là cây “Hợp hôn”. Thời nhà Hán, Trung Quốc “hợp hoan” hai chữ này đã thực sự đi vào trong văn hóa hôn nhân của Trung Quốc. Có hợp hoan điện, gối hợp hoan, mũ hợp hoan, hình kết hợp hoan, tiệc hợp hoan, chén hợp hoan.
Trong những câu thơ đối có viết: “Bông hoa nó vẫn liền cành, rượu dâng nhấp uống hợp hoan bôi”. Hợp hoan còn đưọc những văn nhân coi là cây để giải thù, giải ưu tư. Trong Hoa kính có viết: “Hợp hoan, một… lại tặng thêm áo xanh, áo xanh một màu hoan hợp, có thể quên đi nỗi buồn”. Trong Dương sinh luận của Ưu Khang cũng có viết: “Hợp hoan… tuyên thảo vong ưu”. Chính vì vậy, mọi người rất thích trồng cây Hợp hoan bên trái nhà.
Táo
Táo là một loại cây thường thấy ở bên cạnh nhà của người dân xưa. Gỗ cây cứng, có thể làm đồ dùng, nó làm các đồ điêu khắc. Trong sách cổ đã từng gọi nó là “táo bản”. Quả táo có thể ăn, lại “bổ trung ích khí, cửu phục thần tiên” (viết trong “Bàn thảo kinh”). Cây táo sinh quả rất sớm, cây non cũng có thể kết quả.
Người dân phương Bắc Trung Quốc xưa có câu ngạn ngữ : “Đào tam hạnh tứ lê ngũ niên, táo thụ đương niên tức xuất tiền”. Táo còn cùng âm với “tảo”, dân gian thường vẽ trong tranh hình ảnh kết hợp giữa táo và hạt dẻ (hoặc vài), đồng âm với từ Hán “tảo lập tử” (sớm thành lập). Trong hôn lễ, người xưa thường kết hợp lễ vật là táo và nhãn cùng nhau, đều có âm Hán “tảo sinh quý tử”. Trong các đám cưới cũng dùng “xà trương” (rèm rủ) có hình cát lợi táo, hạt dẻ, lạc…