Ý nghĩa của cây Lựu và Quýt
Lựu (Thạch Lựu)
Lựu hay còn có tên là An Thạch Lựu. Trong tích có ghi lại rằng, Thạch Lựu khi dâng cho Hán Vũ Đế, Trương Tại đã sai quân xuất xứ Tây Vực từ An Thạch trở về, cho nên có tên là An Thạch Lựu. Nhưng trong ghi chép y điển được phát hiện khi đào mộ của Mã vương Đời Hán lại ghi chép rằng Thạch lựu đã có từ thời trước rồi.
Cổ văn nói về Lựu cũng rất nhiều như: Lương Nguyên Đế có bài thơ “Vịnh Thạch lưu”: Từ lâm ứng vị phát, xuân thú chuyển tương thôi. Nhiên đăng nghi dạ hỏa, cát châu thắng tảo mai” (Rừng Từ còn đang ngủ, Chiều xuân giục gọi vê. Trái chín như ánh lửa đêm. Hái quả về thay Mai sớm.). Trong văn hóa dân gian cho rằng Thạch Lựu bách tử” là tượng trưng của “đa tử đa phúc” (lắm con nhiều phúc).
Trên thực tế, hoa quả Thạch lựu đỏ như lửa, quả lại có thể giải khát, có giá trị mỹ quan về thực dụng, được trồng rộng rãi ở các đình viện.
Quýt
Khuất Nguyên (Trung Quốc) đã từng có bài ca “Quýt tụng” để nói lên phẩm cách hình chất của quýt. Quýt tính vì địa khí mà ứng biến. Trong “Chu lễ khảo công ký” có viết: “Quýt du hoài nhi hoá vi tích … thử địa khí nhiên dã” (Quýt khó khăn lắm mới ra được quả (trong tiết trời khô lạnh)…đó là nhờ tinh khí của đất mà thành vậy. Quýt có linh tính, được biết có thể ứng nghiệm sự vật. “Quảng ngũ hành ký’’ có viết: ‘Trần hậu chủ mộng Hoàng y nhân vây thành, vây thành quýt thụ tận khảm chi. Nãi tuỳ binh chế, thượng hạ thông báo Hoàng Y, vị kỷ vi tuỳ công thành chê ứng”. Giá trị thực tế chủ yếu của quýt là quả tươi có thể ăn, và có thể làm thuốc, trồng cây có tính hiệu quả cao. Trong dân gian của Trung Quốc, quýt và cát đồng âm, nên thường viết chữ Hán có ghép chữ cát vào, lấy quýt là dẫn cát cầu phúc.