Việc đặt tên cho một hậu duệ
Đặt tên cho một hậu duệ vừa mang tính trách nhiệm của ông bà cha mẹ. Nó vừa là niềm vinh hạnh, niềm vui sướng… Nó chứa đựng những ước muốn thầm kín, những hy vọng ấp ủ vào hậu duệ của mình v.v…
Như vậy rõ ràng ai cũng muốn tìm một cái “tên đẹp”, “tên hay” để đặt cho hậu duệ. Người có chữ cũng như người không có kiến thức ngôn ngữ ai cũng cố tìm một cái tên mang ý nghĩa thực sự với họ.
– Ngày xưa, những bậc danh nho thường đặt tên cho con cháu hết sức cẩn thận. Họ nghiên cứu, phân tích họ và tên liên quan tới “lý”, “khí” thế nào (có thuận nghĩa, hợp đạo hay không). Họ nghiên cứu quan hệ ngũ hành tương sinh, tương khắc ra sao giữa tên và họ, đệm họ. Họ nghiên cứu ý nghĩa của chữ (thường theo nghĩa chữ Hán vì các nhà nho rất giỏi chữ Hán). Họ đối chiếu với “tứ trụ” giờ, ngày, tháng, năm sinh để đặt một cái tên hợp “lý”. Ngoài ra những người thông hiểu “tín danh dư đoạn”, họ còn tìm cho con cháu họ một cái tên cùng với tên họ mà có được “ba biểu thế” “Âm dương Ngũ Hành” thuộc loại “đại cát” (rất tốt) hay “cát” (tốt) và tránh xa sự phối hợp họ tên mà “hung hãm” (xấu, tồi).
Họ mong muốn với cái tên đẹp sẽ là biểu thị những đức tính tốt, nhân cách tốt (Tên ảnh hưởng lớn đến nhân tính).
Những người dân thường cũng cố đặt cho hậu duệ mình một cái tên hay. Họ không biết quá nhiều triết lý mà chỉ là ý thích
– Song trong thực tế ngày xưa những người hiếm muộn lại cố tình đặt một cái tên xấu xí. Bởi họ muốn con họ không bị thế lực huyền bí “bắt” đi…! Khi lớn lên đứa trẻ ấy lại phải xin đổi tên dễ nghe, hợp lý hơn.
Như vậy thì ai cũng muốn đặt một cái tên đẹp và ai cũng muốn có một cái tên hay. Vì tên “chính tắc” là dùng suốt đời nên cần thận trọng. Tên là một thứ quyền lực hợp pháp.