Tương khắc ngũ hành và quan hệ của chúng

Chia sẻ ngay

Khắc của Ngũ hành chính là sự tác dụng của một hành này đối với một hành khác (kiên chế, ức chế…), cùng phân làm chủ khắc và thụ khắc. Chủ khắc khống chế đối phương, thụ khắc chịu sự khống chế của đối phương. Khả năng của chủ khắc vì hành khắc mà bị tiêu hao, khả năng của thụ khắc vì bị thụ khắc mà bị ức chế, tổn thất. Nói một cách tương đối, mức  độ chịu tổn thất của chủ khắc tương đối nhỏ, thụ khắc chịu mức độ tổn thất tương đối lớn (phản khắc là ngoại lệ).

2892009922227061mausac-5duoigocnhincua20phongthuy20-full

Ví dụ dùng dao để chặt gỗ, dao là chủ khắc, gỗ là thụ khắc, dao cứng hơn gỗ, dao chẳng qua là được làm thành vật chuyên chặt, mà gỗ lại bị chặt xuống. Mức độ chịu tổn thất của hai bên khác xa nhau.

Quan hệ tương khắc Ngũ hành là: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Khắc cũng phân làm chính khắc, phản khắc và trọng khắc. Chính khắc là chỉ chủ khắc có khả năng khắc chế thụ khắc, chính là Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Phản khắc là chỉ bản thân khả năng của chủ khắc quá nhỏ không đủ đế khắc chế đối phương, mà ngược lại còn bị đối phương khắc chế lại. Ví dụ như Thủy khắc Hỏa, dùng một cốc nước để dập đám lửa đang cháy ngùn ngụt không chỉ không dập được thế lửa, mà nước hất vào lửa trong chốc lát cũng bị lửa làm khô cạn, đây chính là điều người ta thường nói “Bối thủy xe tân”.

Trong thời kỳ Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, đã lập ra một nhà máy thử nghiệm vi rút, trong đó có một phòng là nuôi rất nhiều chuột, đưa một con mèo khỏe mạnh vào trong phòng này, ngay lập tức, con mèo đó bị đám chuột cắn cho chỉ còn xương trắng. Mèo vốn là khắc chuột, nhưng bầy chuột phản khắc mèo. Phân khắc của Ngũ hành quy nạp lại chính là: Mộc vốn khắc Thổ, nhưng Thổ khỏe Mộc yếu thì sẽ gãy: Thổ vốn khắc Thủy, Thủy mạnh thì Thổ bị phá: Thủy vốn khắc Hỏa, Hỏa nhiều Thủy cạn; Hỏa vốn khắc Kim, Kim nhiều Hỏa diệt: Kim vốn khắc Mộc, Mộc cứng Kim khuyết.

Trọng khắc là chỉ chủ khắc quá mạnh, thụ khắc quá yếu, kết quả của khắc khiến cho thụ khắc chịu những tổn thất nghiêm trọng, tạo thành kết cục mang tính huỷ diệt. Bởi lẽ Ngũ hành quá yếu, giống như lửa bị tắt trong gió, gió nhó vừa thổi đẵ có nguy cơ dập tắt rồi, gặp phải một trận cuồng phong, thì sao lại không bị dập tắt? Trọng khắc quỷ nạp này biểu hiện là: Mộc nhược gặp Kim, tất bị chặt gẫy: Kim nhược gặp Hỏa, tất sẽ tiêu tan: Hỏa nhược gặp Thủy, tất bị dập tắt: Thủy nhược gặp Thổ, tất là bị lấp: Thổ nhược gặp Mộc, tất bị dẫm lên.