Trong Phong thủy tại sao kỵ thuần âm thuần dương?
Phi Tinh chia ra làm Âm và Dương.
Âm tính tinh gồm có: Nhị Hắc (thân mẫu); Tứ Lục (trưởng nữ); Thất Xích (ấu nữ); Cửu Tử (trung nữ).
Dương tính tinh gồm có: Nhất Bạch (trung nam); Tam Bích (trưởng nam); Lục Bạch (phụ thân); Bát Bạch (ấu nam).
Tổ hợp Phi Tinh phải có âm có dương. Nếu âm dương cân bằng thì chứng tỏ cung vị đó tương đối khoẻ mạnh. Tổ hợp Phi Tinh kỵ nhất thuần âm (chỉ có âm mà không có dương) hoặc thuần dương (chỉ có dương mà không có âm). Ví dụ ba Phi Tinh thuần âm hoặc thuần dương cùng bay đến một chỗ thì đại họa. Cho nên khi xem tổ hợp Phi Tinh, trước hết đừng chăm chăm xem đó là tốt hay là xấu mà phải xem tố hợp âm dương.
Ví dụ với Nhị Hắc, Tam Bích Đẩu Ngưu sát mà chúng ta đã rất quen thuộc.
Trước khi phân tích hiệu ứng của Đẩu Ngưu sát thì chúng ta phải xem tổ hợp âm dương của Nhị Hắc, Tam Bích.
Nếu so sánh Nhị Hắc, Tam Bích đồng cung với hai sao Nhị Hắc đồng cung thì hai sao Nhị Hắc đồng cung chắc chắn xấu hơn Nhị Hắc, Tam Bích đồng cung.
Nếu so sánh Nhị Hắc, Tam Bích đồng cung với Nhị Hắc, Tứ Lục đồng cung thì Nhị Hắc, Tứ Lục đồng cung xấu hơn Nhị Hắc, Tam Bích đồng cung. Nguyên nhân là do tuy Nhị Hắc, Tam Bích đồng cung là xấu nhưng lại có một âm một dương. Còn hai sao Nhị Hắc hoặc Nhị Hắc, Tứ Lục đồng cung chỉ toàn là dương (thuần dương).
Như vậy, khi xem tổ hợp Phi Tinh, chúng ta cần xem Phi Tinh của tổ hợp đó có thuần âm hoặc thuần dương hay không rồi mới xem tính chất của Phi Tinh.